Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Những lưu ý không thể bỏ qua khi uống trà xô thơm mà bạn nên biết

Cao chè vằng nguyên chất

Vài nét về cây xô thơm

Cây xô thơm là loại thảo mộc quen thuộc của người phương Tây (bên cạnh các loài cây khác có lá thơm như cỏ xạ hương, hương thảo…), vừa làm cảnh lại vừa cung cấp lá chiết xuất tinh dầu.

Hoa cây xô thơm

Trên thế giới, có nhiều loại xô thơm khác nhau nhưng hai loại thường được nói đến là Xô thơm thông thường Salvia officinalis (tên tiếng Anh: sage) và xô thơm Tây Ban Nha Salvia lavandulaefolia (tên tiếng Anh: Spanish sage) (2).

Công dụng của tinh dầu xô thơm

Công việc, học tập và áp lực cuộc sống khiến não bộ chúng ta căng thẳng liên tục, từ đó dẫn đến các rối loạn như stress và mất ngủ. Thậm chí, ngày nay, “stress” và mất ngủ đã trở thành trạng thái quen thuộc của một bộ phận giới trẻ.

Được biết, tinh dầu xô thơm chính là “người bạn” tuyệt vời giúp chúng ta cải thiện những khó khăn này. Với hương thơm dịu nhẹ, tinh dầu xô thơm giúp hệ thống não bộ được thư giãn, làm giảm căng thẳng nhưng cũng làm tăng cảm xúc hưng phấn, tự tin.

Tinh dầu xô thơm

Ngoài ra, tinh dầu xô thơm còn được xem là vị thuốc an thần tự nhiên giúp cơ thể có được cảm giác yên bình, an tâm và dễ ngủ. Điều này vô cùng ý nghĩa vì sức khỏe thể chất và tinh thần chúng ta không tách rời chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ ngon, sâu sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và tỉnh táo vào ngày hôm sau.

Tiềm năng làm thuốc của cây xô thơm

  • Tác dụng hạ đường huyết: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chiết xuất từ lá xô thơm có thể giúp hạ đường huyết lúc đói, vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng trong hỗ trợ điều trị tiểu đường (khi dùng với liều 500 mg chiết xuất xô thơm loại thông thường Salvia officinalis, dùng 3 lần mỗi ngày trong thời gian 3 tháng) (2).
  • Tác dụng giảm mỡ máu xấu: Các kết quả nghiên cứu cho thấy cây xô thơm thông thường Salvia officinalis có tác dụng hạ mỡ máu đối với bệnh mỡ máu cao (khi dùng với liều 500 mg chiết xuất, dùng 3 lần mỗi ngày trong 2 hoặc 3 tháng) (2).

Lá xô thơm

Công dụng của trà xô thơm

Trà lá xô thơm được biết đến với nhiều công dụng như:

  • Chống oxy hóa.
  • Giảm mỡ máu và tốt cho tim mạch.
  • Cải thiện tâm trạng, cải thiện hội chứng mất trí nhớ.
  • Giảm rủi ro mắc bệnh tiểu đường.
  • Giúp sạch miệng, kháng khuẩn và giảm viêm.

Cách dùng: dùng một lượng nhỏ lá xô thơm (khoảng 2 muỗng cafe), hãm trong nước sôi và uống như trà. Riêng với trường hợp mỡ máu cao, muốn phòng ngừa bệnh tim mạch thì có thể uống khoảng 300 ml trà này mỗi lần, ngày uống 2 lần) và cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Trà lá xô thơm (ảnh minh họa)

Lưu ý khi dùng trà xô thơm

  • Đối tượng cần tránh: Phụ nữ mang thai không nên dùng (vì trà này có thể gây sảy thai) và phụ nữ đang cho con bú cũng không nên dùng (vì sẽ làm giảm lượng sữa mẹ). Bên cạnh đó, với những người sắp phẫu thuật (trong thời gian nửa tháng) và người mẫn cảm hoặc đang gặp các vấn đề về hoocmon thì cũng không nên dùng. Ngoài ra, những người dễ dị ứng với tinh dầu và hương liệu cũng cần thận trọng khi dùng (2).
  • Đối với bệnh nhân tiểu đường: Cây xô thơm có tác dụng hạ đường huyết, vì vậy, nếu dùng các sản phẩm từ loại cây này, bạn cần thông báo cho bác sĩ để được điều chỉnh chế độ dùng thuốc Tây (kết hợp) sao cho phù hợp, tránh tụt đường huyết quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe (2).

Thời gian dùng:

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên dùng liên tục các sản phẩm từ xô thơm trong thời gian dài (không dùng quá 4 tháng) (2).

  • Liều lượng: Không nên dùng quá liều vì có thể gây tổn thương gan, hệ thần kinh và các triệu chứng ngộ độc khác (2).
  • Tương tác thuốc: Cây xô thơm có thể tương tác với các thuốc điều trị tiểu đường mà bạn đang uống (khiến cho lượng đường tụt quá thấp), các thuốc chống co giật (làm giảm hiệu quả của thuốc) hoặc thuốc an thần (khiến cho buồn ngủ quá mức)… Vì vậy, khi bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cân nhắc, tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thêm thảo dược này (2).
  • Lựa chọn: Cây xô thơm có nhiều loại, tuy nhiên, không phải loại nào cũng an toàn cho sức khỏe hoặc an toàn với tình trạng cơ thể. Chẳng hạn, cây xô thơm Tây Ban Nha (có tên khoa học là Salvia lavandulaefolia) làm tăng huyết áp trong khi cây xô thơm thông thường (tên khoa học là Salvia officinalis) lại làm hạ huyết áp (2).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: