Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Những công dụng quý từ thân, lá và củ khoai lang (rau lang)

Cao chè vằng nguyên chất

Khoai lang (rau lang) đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Trong đời sống hàng ngày, ngọn và lá khoai lang được xem như một loại rau thường bữa và phần củ khoai cũng được tận dụng, chế biến thành nhiều món khác nhau. Nó phổ biến với đời sống nông dân đến nỗi người ta hay bảo:

Tối ăn khoai đi ngủ,
Sáng ăn củ đi làm,
Trưa về ăn khoai lang uống nước” (1)

Tuy nhiên, khoai lang cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền với nhiều công dụng quý, bạn đã nghe đến chưa, các bạn cùng kham khảo bài viết này nhé?

Đặc điểm

Khoai lang (tên khoa học: Ipomoea batatas, họ Convolvulaceae) (2)

Cây còn có các tên như cam chư, cam thự, hồng thự, phần chư, phiên chư… Khoai lang thuộc dạng thân thảo, dây bò lang, có nhiều rễ phụ. Lá khoai lang mọc so le hình tim hoặc xẻ thùy chân vịt, trong lá có nhựa. Hoa khoai lang hình phễu, cánh mỏng, dễ giập, màu trắng pha tím và mọc ở nách lá. Quả khoai lang chứa vài hạt khá nhỏ.

Đặc biệt, các rễ của khoai lang phình to thành củ, chứa nhiều tinh bột và có vị ngọt với các màu trắng, tím, vàng, cam… Trong đó, củ khoai vỏ đỏ ruột vàng được xem là ngon và chứa nhiều vitamin A nhất.

Hình ảnh cây khoai lang

Hình ảnh cây khoai lang

Lá và củ khoai lang giúp giảm cân, nhuận tràng và điều trị tiểu đường

  • Giảm cân: Lá khoai lang hơi có nhựa, chứa đạm, chất xơ, Can xi, Phot pho, Ma giê, Ka li và các vitamin C, B1, B3, B6… (3). So với lá, củ khoai lang đa dạng hơn về các loại vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, E…) và khoáng chất (Can xi, Ma giê, Man gan, Phot pho, Ka li, Na tri, Kẽm…) (4)
  • Mặt khác, lá và củ khoai lang đều nhiều chất xơ, ít năng lượng (23 kcal/ 100 g lá, 86 kcal/ 100 g củ sống và 90 kcal/ 100 g củ nấu chín – xếp sau chuối, đậu nành, khoai mì, gạo, bắp…) nên được xem là thực phẩm thay thế giúp giảm cân hiệu quả (5)
  • Nhuận tràng: Y học cổ truyền ghi nhận tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón của lá và củ khoai lang (5). Theo đó, bên cạnh việc dùng như một món ăn, bệnh nhân có thể dùng lá rau lang tươi (60 – 100 g) hoặc lá khô (30 – 40) để sắc uống.
  • Điều trị tiểu đường: Theo y học cổ truyền, ăn liên tục phần ngọn khoai lang đỏ trong 3 tuần còn giúp điều trị bệnh tiểu đường (5).
  • Đối với củ khoai, kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt chất Caiapo trong khoai lang ruột trắng giúp kiểm soát cholesterol và lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2. Điều này cũng có thể thấy qua bài thuốc cổ truyền điều trị tiểu đường từ củ khoai lang bằng cách luộc chín, sau đó xắt lát rồi phơi khô để ăn (hoặc làm thành trà để uống) (5).
  • Bồi bổ: củ khoai lang tím còn có công dụng bồi bổ được ghi trong công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh như sau:

Cam Chư tục gọi là củ Tía (khoai lang tím)

Ngọt bình, không độc, tính hài hòa

Bồi bổ lao thương, tỳ thận khỏe

Tác dụng so ra giống củ Mài” (6)

Củ khoai lang luộc

Củ khoai lang luộc

Một số bài thuốc từ lá, củ và rễ khoai lang

  • Bỏng da, mụn mủ, khớp bị cứng do thấp khớp: Đối với da bỏng và mụn mủ, lấy ngọn khoai lang non giã nát và đắp lên. Đối với thấp khớp thì giã nát cả dây khoai lang rồi đắp và bó lại (5).
  • Lợi sữa: xào tỏi, luộc hoặc nấu canh lá non và phần ngọn khoai lang (5).
  • Kiết lỵ: nướng vài củ khoai lang cho đến khi cháy hết vỏ, chín hết bên trong và ăn khi còn nóng (7).
  • Di tinh, tiểu đục: lấy củ khoai lang phơi khô, tán bột, uống mỗi lần khoảng 15 đến 20 g vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ (7).
  • Giảm khát khi bị sốt: lấy rễ hoặc củ khoai lang đun lấy nước uống (7).
  • Cảm sốt vào mùa hè khiến cơ thể đau nhức, khát nước, chán ăn: sắc lấy nước uống mỗi ngày một lần với các vị: ngấy tía, sắn dây, rau má (mỗi thứ 1 nắm) và củ khoai lang khô (khoảng 1 bát) (7).

Lưu ý

  • Ăn quá nhiều rau lang trong ngày có thể bị tiêu chảy và ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây sỏi thận. Bên cạnh đó, ăn khoai lang quá nhiều khi đói có thể gây ợ chua, trướng bụng, nếu ăn gấp gáp sẽ bị sặc hoặc mắc nghẹn khoai lang rất nguy hiểm.
  • Ăn khoai lang chín bằng cách luộc, nấu canh, hấp, nướng và ăn cả vỏ khoai sẽ giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngọn và lá khoai lang cũng nên dùng chín để tránh táo bón.
  • Không ăn khoai có dấu hiệu nấm mốc.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: