Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Những công dụng quý của quả vải và hạt vải (lệ chi)

Cao chè vằng nguyên chất

Tự bao giờ, nghe tiếng tu hú kêu, người ta nghĩ ngay đến mùa vải chín. Thật vậy, lời tập đọc ê a theo nhịp thước bảng ngày xưa lại như vang vọng bên tai: “Tu hú kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về…”.

Mặc dù cây vải không được trồng phổ biến ở trong Nam nhưng trái vải đã có mặt khắp cả nước và xuất khẩu quốc tế. Có thể nói, đối với đời sống của người dân ở các tỉnh phía Bắc, cây vải đã gắn bó bền chặt từ những năm tháng “Đò ngang nón lá sang sông – Nhọc nhằn vải chín gánh gồng chợ phiên.” (1).

Đặc điểm

Cây vải (tên khoa học: Litchi chinensis, họ Sapindaceae) (2) hay còn gọi là lệ chi, phi tử tiếu (nụ cười của Dương Quý Phi, người rất thích ăn vải). Đây là loại cây ăn quả, thân gỗ, có thể cao đến 20 m. Lá vải hình lông chim, mọc so le với các lá chét dai và cứng. Hoa vải nhỏ, mọc thành chùm màu trắng xanh hoặc trắng vàng. Quả vải hình trứng, vỏ ngoài sần sùi, khi chín có màu đỏ hồng với lớp thịt quả khá dày, màu trắng đục, rất ngọt, thơm và nhiều nước. Hạt vải màu nâu, thuôn dài.

Quả vải là trái cây ngon, quý giá, không chỉ được bày bán ở dạng chín tươi mà còn được phơi khô, làm rượu… Trong đó, vải thiều là loại được ưa chuộng bởi độ dày cơm, nhỏ hạt, vị ngọt và thơm, làm nên các thương hiệu như vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang)… Không chỉ thế, quả và hạt vải còn được dùng làm thuốc.

Công dụng của quả vải

Cùi vải (thịt quả, lệ chi nhục) chứa nhiều nước, ít chất xơ, đạm và chất béo. Ngoài ra, cùi vải còn chứa các vitamin như C, B1, B2, B3, B6, B9 và khoáng chất như Can xi, Ma giê, Phot pho, Ka li, Na tri, Kẽm… (3).

Theo y học cổ truyền công dụng của quả vải như sau: cùi vải có tác dụng ích khí, bổ huyết, sinh tân, chỉ khát. Do đó, long vải (cùi vải sấy khô) thường được dùng để dưỡng huyết, điều trị suy nhược cơ thể, tiêu chảy, băng huyết, nấc, khát nước, có hạch ở cổ (5).

Liều dùng: 3 – 6 g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp các vị thuốc khác như trần bì, mộc hương.

Hải thượng y tông tâm lĩnh của Lê Hữu Trác cũng có bài ca về công dụng của quả vải như sau:

Lệ Chi tục gọi là quả Vải

Vị ngọt, khí hàn, không độc hại

Điều khí, thông thần, khỏi nặng đầu

Chữa lành Sỏi, Đậu, làm thông khoái.” (4)

Hình ảnh cây vải, Công dụng của quả vải

Hình ảnh cây vải

Công dụng của hạt vải

Hạt vải hay còn gọi là lệ chi hạch, có độc tính rất thấp (qua thí nghiệm trên chuột) và được sử dụng để làm thuốc ở liều lượng phù hợp. Theo y học cổ truyền, hạt vải có vị hơi đắng, ngọt, chát, tính ôn; được dùng để điều trị các chứng như:

  • Đau bụng sau sinh hoặc khi hành kinh: Dùng 20 g hạt vải đốt tồn tính (đốt cháy lớp ngoài, chừng 70 % hạt) và 40 g hương phụ, tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống khoảng 8 g với nước muối nhạt hoặc nước cơm, ngày dùng 2 hoặc 3 lần. (5)
  • Đau dạ dày, đau ruột non, đau tinh hoàn: Hạt vải rửa sạch, thái nhỏ, tẩm nước muối sao hoặc đốt tồn tính (hoặc đồ chín, thái mỏng, phơi khô), ngày dùng 6 – 20 g dạng thuốc sắc (6).

Bên cạnh cùi quả và hạt, kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ vỏ quả vải thiều còn có chức năng chống o xy hóa mạnh mẽ (7) cũng như phòng chống ung thư (8).

Lưu ý

  • Ăn nhiều vải rất dễ gây nóng trong người như khô môi, đau họng, chảy máu cam, nhiệt miệng, mụn nhọt… Những người dị ứng với vải thường có biểu hiện chóng mặt, tiêu chảy…
  • Những người bị thủy đậu, cảm và ho đờm không nên ăn vải. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tiểu đường, Lupus hoặc viêm khớp dạng thấp cũng cần cân nhắc lượng vải khi ăn để tránh làm bệnh nặng hơn. Ngoài ra, những người sắp phẫu thuật cũng nên ngưng ăn vải trước 2 tuần.
  • Trẻ em không nên ăn nhiều vải khi bụng đói, nhất là những quả chưa chín (3).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: