Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát. Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Sử dụng cây thuốc Nam để giúp phòng ngừa hoặc làm giảm và ổn định đường huyết không phải là phương pháp mới. Cách này đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tùy theo kinh nghiệm sử dụng của mỗi vùng miền mà người ta có thể phối hợp hai hay nhiều loại cây lá khác nhau. Không chỉ giúp tăng cường chức năng bài tiết hormon chuyển hóa đường ở tuyến tụy mà còn có khả năng làm giảm đề kháng insulin nhờ kiểm soát chu trình chuyển hóa đường.
Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường
Dây thìa canh là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh tiểu đường hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy thành phần Acid Gymnemic có tác dụng kích thích, sản xuất ra một loại hóc môn chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy, đồng thời làm chậm lại quá trình hấp thu glucose ở ruột. Một số báo cáo khoa học khác cũng đã chỉ ra, các hoạt chát trong dây thìa canh còn làm tăng khả năng tiết insulin ở tuyến tụy, kháng viêm, chống khuẩn, giúp ổn định đường huyết trong máu. Điều này rất có lợi cho cả người bị tiểu đường tuýp 1, lẫn tuýp 2.
Chuẩn bị: Lá dây thìa canh tươi.
Cách dùng: Đem lá dây thìa canh phơi hoặc sấy khô, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 10g nấu với 2 lít nước uống. Dùng sau các bữa ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Lưu ý: Khi dùng theo đường miệng ở liều cao, dây thìa canh có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, nôn ói, giảm đường huyết quá mức… Vì vậy, bạn không nên dùng quá liều lượng được khuyến cáo.
Lá dứa chữa bệnh tiểu đường hiệu quả
Theo một số các nghiên cứu về lá dứa cho thấy được rằng thành phần của lá dứa có hợp chất flavonoids. Mà chất này lại có tác dụng chống oxy hóa tế bào, kháng khuẩn, chống Dị ứng và chống viêm mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây nên bệnh tiểu đường và tim mạch, về cơ bản, lá dứa là nguyên liệu không độc hại, do đó nếu bệnh nhân tiểu đường sư dụng lâu dài cũng không lo vấn đề gì cho cơ quan nội tạng ở bên trong. Điều đặc biệt ở đây đó là những chất được chiết xuất từ rễ cây lá dứa có tác dụng trị liệu tiểu nhiều lần (anti-diuretic) và là bí quyết làm hạ đường huyết hiệu quả.
Chuẩn bị: Cắt lá dứa rửa sạch mang phơi khô (không phơi quá khô, vẫn còn thấy màu xanh là được. Mỗi lần dùng, bạn hãy lấy tâm 10 lá mang ra cắt cho nhỏ, đổ cùng với 2.5 lít nước lạnh, đun bếp. Đun cho lá dứa nhã dưỡng chất, còn khoảng 2 lít là có thể tắt bếp để nguội dùng.
Cách dùng: Với 2 lít nước lá dứa vừa tạo được, bạn hãy uống hết trong vòng 1 ngày, uống trước bữa ăn tầm 20 phút.
Liều lượng: Bệnh nhân cần uống 3 lần ngày, mỗi lần khoảng 0.7 lít nước lá dứa để điều trị bệnh. Bệnh nhân nên hạn chế uống nước lá dứa vào chiều tối, ban đêm lúc đang ngủ để tránh bị đường xuống thấp.
Khổ qua rừng
Khổ qua rừng giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách bổ sung các chất có tác dụng tương tự như insulin. Thực phẩm này cũng bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C và caroten giúp ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể. Năm 1962, khi làm cuộc thử nghiệm trên thỏ bị tiểu đường, các tác giả Lolitkar và Rao nhận thấy lượng đường huyết trong máu thỏ đã được giữ ổn định nhờ chất charantin được chiết xuất từ cây khổ qua. Một thực nghiệm tương tự được thực hiện vào năm 1981 cũng đã đưa ra kết luận dịch tiết từ khổ qua có thể làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.
Chuẩn bị: Khổ qua rừng khô (dùng cả dây, quả và lá).
Cách sử dụng: Mỗi ngày lấy một nắm đem nấu nước uống thay trà. Ngoài ra có thể kết hợp ăn quả khổ qua rừng sống hoặc xào nấu ăn kèm trong bữa cơm.
Bài thuốc Nam chữa tiểu đường từ lá sầu đâu
Lá sầu đâu còn được gọi là lá neem Ấn Độ được biết đến là vị thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả. Đối với những người mắc căn bệnh này, dùng lá sầu đâu đúng cách có thể giúp giảm lượng glucose được hấp thu vào máu sau ăn, đẩy nhanh quá trình tái tạo của các tế bào beta làm nhiệm vụ sản xuất insulin tại tuyến tụy, đồng thời giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Chuẩn bị: Lá sầu đâu tươi khoảng 5 – 10g.
Cách dùng: Lá tươi hái về bạn đem phơi trong bóng râm cho đến khi lá hơi héo. Rửa sạch, nấu nước uống hàng ngày. Nước lá sầu đâu có vị đắng nên hơi khó uống. Cố gằng duy trì uống một thời gian để thấy được kết quả.
Chữa bệnh tiểu đường với bài thuốc từ cây mã đề
Mã đề là cây thân thảo sống lâu năm, thường mọc hoang ở các khu đất ẩm ướt và có ánh sáng. Theo y học cổ truyền, đây là cây thuốc Nam tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi tiểu, kháng viêm, chủ trị viêm phế quản, viêm họng, đái rắt và cả bệnh tiểu đường. Để điều trị tiểu đường, người bệnh có thể thu hái cả cây về sắc nước uống hoặc dùng hạt mã đề.
Chuẩn bị: Hạt mã đề và mẫu đơn bì (mỗi vị 6g), sơn dược, phụ tử, sinh địa (mỗi vị 15,5g), trạch tả, ngưu tất, quế, sơn thù du (mỗi vị 10g).
Cách sử dụng: Tất cả tán thành bột mịn, vo viên hoàn. Mỗi viên có trọng lượng khoảng 2,5g. Mỗi ngày uống 8 viên chia làm 2 lần uống.
Bài thuốc Nam trị bệnh tiểu đường từ cây ổi
Cây ổi ngoài tác dụng cho quả ăn còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Trong Đông y, lá và quả ổi được sử dụng làm thuốc với tên gọi là phiên thạch lựu. Theo một kết quả được đăng tải trên Tạp chí Y học Trung Quốc vào năm 1983, người bị đái tháo đường uống nước ép ổi có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra với hàm lượng chất xơ dồi dào, lá và quả ổi còn giúp làm giảm chỉ số glycemic, qua đó ngăn chặn sự gia tăng đột ngột của đường huyết.
Cách 1: Dùng quả ổi
Chuẩn bị: 250g quả ổi.
Cách dùng: Rửa sạch ổi và ngâm với nước muối pha loãng. Để cả vỏ thái nhỏ, ép nước uống.
Cách 2: Dùng lá ổi
Chuẩn bị: 50g lá ổi non, đậu bắp và lá sa kê mỗi loại 100g.
Cách dùng: Đem cả 3 nguyên liệu nấu nước uống nhiều lần cho hết. Dùng mỗi ngày 1 thang.
Dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường
Xoài là loại cây có dược tính rất cao. Ngay cả lá xoài cũng có thể dùng làm vị thuốc trị tiểu đường cực tốt. Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng. Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Lấy khoảng 5 lá xoài non cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác. Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy. Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: