Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Những bài thuốc nam hay xung quanh ta giúp chữa rất nhiều bệnh có thể bạn chưa biết

Cao chè vằng nguyên chất

Từ hàng ngàn năm trước đây, khi Tây y chưa phát triển, con người đã biết sử dụng phương pháp châm cứu và nghiên cứu các vị thuốc nam để chữa bệnh. Trong Đông y có đến hàng trăm, hàng ngàn loại cây cỏ được nghiên cứu và sử dụng để làm thuốc vì có chứa những thành phần dược tính đặc biệt. Những loại cây này có thể chỉ là cỏ thông thường hay quý hiếm, thậm chí là các loại rau mà chúng ta dùng để ăn hằng ngày. Cùng Deli Legend điểm qua những bài thuốc nam xung quanh ta có thể bạn chưa biết.

Tác hại của cây đinh lăng

 

1. Bạc Hà

Bạc hà là một loại rau thơm thường được dùng để ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đây cũng là loại thuốc hữu hiệu trong việc: Trị vết côn trùng cắn; Cải thiện tiêu hóa; Chữa cảm cúm, viêm xoang, nấc cụt ở tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, bạc hà lại không tốt với phụ nữ có thai vì dễ làm sảy thai ngoài ý muốn.

2. Đinh lăng

Đinh lăng là loại cây thường được dùng để trang trí phong thủy, gia vị cho một số món ăn. Trong Đông y, rễ loại cây này thường được dùng để bồi bổ khí huyết còn lá được dùng để chống dị ứng, trị kết lị và ho ra máu. Bên cạnh đó, các thành phần khác của cây còn được sử dụng để chữa cảm sót, mụn nhọt, sưng tấy, đau lưng, đau bụng, các chứng tê thấp,….

Tác hại của cây đinh lăng

 

3. Thì là

Thì là thường được dùng để khử mùi tanh trong các món ăn. Tuy nhiên, thì lá cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh như: tiêu chướng, giảm đau bụng, trị mụn nhọt, sưng tấy, giảm tình trạng mất ngủ và đặc biệt là chứng bệnh đau răng; tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột có hại cho cơ thể.

4. Sả

Sả có công dụng cải thiện và hỗ trợ hệ thống đường tiêu hóa, kích thích tình trạng ra mồ hôi và hạ sốt ở những người bị cảm. Ngoài ra, loại cây này còn hỗ trợ điều trị các chứng co thắt cơ, thấp khớp, chuột rút và đau đầu,….

5. Húng quế

Húng quế có vị cay, tính nóng, giúp ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu hiệu quả. Ngoài ra, quả của loại cây này còn rất tốt cho người thị lực yếu. Bằng việc kết hợp với các vị thuốc khác, húng quế còn có thể chữa các chứng cảm sốt, nhức đầu, đầy bụng và kém tiêu.

6. Rau mùi

Rau mùi có chứa axit cacboxylic, bám vào những kim loại nặng có hại cho cơ thể như nồng độ thủy ngân trong máu và giúp loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nó sẽ làm giảm đi sự tích tụ độc tố của cơ thể gây và khiến cơ thể bớt mệt mỏi, cải thiện những cơn đau khớp.

7. Gừng

Gingerol và shogaol có trong gừng giảm co thắt đường tiêu hóa, từ đó làm giảm buồn nôn hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống say tàu xe.

8. Lá lốt

Lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp; Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư; Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân; Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay; Chữa đau răng; Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc; Giải say nắng; Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt,….

9. Tía tô

Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… tía tô rất tốt cho phổi và phế quản.

10. Diếp cá

Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá. Ngoài ra, loại rau này còn được dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược.

Trên đây là một số loại  thuốc nam xung quanh chúng ta có tác dụng rất hữu hiệu trong việc trị bệnh mà Deli Legend muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những hiểu biết thú vị về các loại cây tưởng chừng như chỉ là rau cỏ hàng ngày nhưng thực chất lại là vị thuốc chữa bách bệnh.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: