Đan sâm (Radix Salviae Milliurrhizae): rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Đan là đỏ, sâm là sâm, vì rễ cây này giống sâm và có màu đỏ. Đan sâm là loại cỏ sống lâu năm, cao 30 – 80cm. Cây di thực vào Việt Nam, đã gây giống ở Tam Đảo. Thu hoạch rễ vào mùa đông. Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết.
Đặc hiệu trên tim và mạch vành, chữa co thắt động mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não.
Tam thất (Radix Pseudo Ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất. Tam thất là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, được trồng ở Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương), Cao Bằng…, mọc ở vùng núi cao 1.200 – 1.500m. Thành phần hóa học đã được nghiên cứu là 2 chất saponin (arasaponin A và B). Nhân dân ta coi tam thất là một vị thuốc bổ, dùng thay nhân sâm.
Đối với tim mạch, tam thất có tác dụng tiêu huyết ứ, bổ huyết, chữa các chứng đau do huyết ứ trệ (như co thắt động mạch vành, rối loạn tuần hoàn ngoại biên…).
Cây hoa hòe
Những cây thuốc chữa bệnh cao huyết áp
Cây dừa cạn (Vinca rosea), họ Trúc đào, là loại cây nhỏ cao độ 0,4 – 0,8m, mọc hoang và được trồng ở Việt Nam hoặc nhiều nước khác (Ấn Độ, Indonesia, châu Phi, châu Âu và châu Mỹ). Ở Việt Nam, người ta thu hoạch cây, lá, rễ để làm thuốc. Từ dừa cạn, người ta đã chiết ra nhiều alkaloid, nổi tiếng nhất là Vincaleucoblastin (hay Vinblastin) để chữa bệnh Hodgkin và leurocristin (hay vincristin), chữa bệnh bạch huyết và các bệnh về máu. Ở Việt Nam, nhân dân ta dùng dừa cạn dưới dạng thuốc sắc để chữa bệnh cao huyết áp, đái tháo đường và làm thuốc lợi tiểu.
Cây hoa hòe (sophora japonica L., họ cánh bướm), mọc hoang và được trồng khắp nơi. Trong hoa hòe (và cả ở quả) cũng có chất Rutin (một loại vitamin P) dùng cho bệnh nhân cao huyết áp để tăng cường sức chịu đựng của mao mạch.
Cây cúc hoa có 2 loại:
– Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinensis).
– Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum).
Cây cúc hoa họ Cúc được trồng nhiều ở nước ta để làm thuốc hay ướp chè (Hưng Yên, Hà Nội). Nhân dân ta cũng thường dùng cúc hoa để chữa bệnh cao huyết áp, sốt, nhức đầu…
Đan sâm
Cây thuốc hoạt huyết dưỡng não
Bạch quả (Ginkgo bibola Lin.) thuộc họ Bạch quả, là loại cây to, cao tới 20 – 30m, có ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, chỉ thấy trồng rải rác làm cảnh tại một số nơi. Các bộ phận được sử dụng làm thuốc: lá, quả và nhân.
Y học cổ truyền đã ghi nhận: bạch quả ăn chín ích khí, ích phổi, tiêu đờm, trị ho hen…
Còn y học hiện đại dùng dưới dạng cao để chữa các chứng bệnh: kém trí nhớ, cáu gắt ở người cao tuổi, chứng ngủ gà do thuốc tác dụng trên vi tuần hoàn.
Các dược liệu chứa glycoside tim
Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng.
Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus.
Digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường. Digitalis còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, thuốc có thể làm đều nhịp trở lại.
Cây dừa cạn
Chỉ định của Glycosid tim:
– Suy tim cấp do: choáng, phù phổi cấp, viêm cơ tim: Ouabain, Strophantin.
– Suy tim mãn do tổn thương van tim, giãn tâm thất: Digoxin, Digitoxin.
– Suy tim nhịp nhanh.
– Phòng suy tim trong nhiễm trùng nhiễm độc: Strophantin, Digoxin.
– Các rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất loạn nhịp: Digoxin, Digitoxin.
– Đau thắt tim hoặc phòng nhồi máu cơ tim: Strophantin.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: