Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Những bài thuốc dân gian hay giúp chữa đau dạ dày hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất

11 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả

Triệu chứng đau dạ dày thường xảy ra khi có sự tổn thương, viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như nhiễm vi khuẩn Hp, dư axit dạ dày, ăn uống không đúng giờ giấc, tác dụng phụ của thuốc tân dược, căng thẳng quá mức. Trong nhiều trường hợp, cơn đau dạ dày là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản hay xuất huyết dạ dày…

Sử dụng thuốc tây có thể nhanh chóng cắt đứt cơn đau. Tuy nhiên các loại thuốc tân dược đều tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao, đặc biệt là khi uống liên tục trong thời gian dài. Chính vì vậy, các bài thuốc dân gian được bệnh nhân tận dụng triệt để nhằm khắc phục cơn đau một cách an toàn.

1. Bài thuốc chữa đau dạ dày từ lá mơ

Y học cổ truyền cho rằng, lá mơ lông có tính mát, có tác dụng hoạt huyết, kháng khuẩn, tiêu sưng, giảm viêm, đào thải độc tố cho cơ thể. Sử dụng thảo dược này đúng cách có thể giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây đau dạ dày, chống tiêu chảy, đồng thời giảm viêm loét ở niêm mạc, kích thích lưu thông máu đến chữa lành khu vực bị tổn thương.

bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Sử dụng lá mơ là bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả đang được nhiều bệnh nhân áp dụng

Cách 1: Uống nước lá mơ

Dùng 40g lá mơ lông đem rửa thật sạch với nước muối pha loãng. Bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn lá mơ cùng với 200ml nước đun sôi để nguội. Cuối cùng lọc lấy nước cốt chia làm 2 lần trước khi ăn sáng và tối. Có thể thêm chút đường vào nếu cảm thấy khó uống nhưng không nên để quá ngọt.

Cách 2: Dùng lá mơ áp chảo với trứng gà

Đây là món ăn bài thuốc thường được dân gian sử dụng để chữa đầy bụng, khó tiêu, đau thượng vị dạ dày. Bạn sử dụng một nắm lá mơ đem giã nhỏ, sau đó đập thêm 3 quả trứng gà ta vào, thêm một ít muối, hạt nêm cho vừa miệng.

Cuối cùng chỉ việc đem hỗn hợp này áp chảo cho chín vàng đều hai mặt là ăn được. Mỗi tuần dùng món này hai lần để cải thiện cơn đau dạ dày và các triệu chứng có liên quan.

2. Điều trị đau dạ dày với bài thuốc dân gian từ nghệ

Nghệ vàng là một trong những bị thuốc chữa bệnh dạ dày nổi tiếng trong dân gian. Theo Đông y, nghệ có tác dụng chỉ huyết, kháng viêm, tiêu thũng (chống sưng), chỉ thống ( giảm đau). Đây là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, trong củ nghệ chứa thành phần quan trọng nhất là curcumin với hàm lượng khá dồi dào. Hoạt chất này được biết đến với tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp và một số chủng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh khác, làm tổn thương ở niêm mạc dạ dày nhanh kéo da non. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng trung hòa axit dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit lên trên thực quản, xoa dịu kích ứng bên trong. Tất cả đều góp phần đẩy lùi cơn đau dạ dày.

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ nghệ, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là những cách sau:

Cách 1: Uống nước cốt nghệ tươi

Với cách này, bạn lấy 1 củ nghệ tươi bào sạch vỏ. Xay nhuyễn nghệ với 50ml bằng máy xay sinh tố. Lọc bỏ bã, lấy nước cốt nghệ uống trực tiếp. Áp dụng đều đặn ngày 2 lần trong các đợt đau dạ dày cấp cho đến khi cơn đau dứt hẳn.

Cách 2: Dùng hỗn hợp bột nghệ và mật ong

Lấy bột nghệ trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1. Cất vào một cái hũ thủy tinh có nắp đậy kín để dùng dần. Để trị đau dạ dày, mỗi lần ăn 1 thìa x 3 lần trong ngày. Thực hiện trong 2 tuần liên tục để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Tham khảo thêm: Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ (tươi, bột và tinh bột)

3. Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ quả dừa

Hẳn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi nghe đến tác dụng chữa đau dạ dày của quả dừa. Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa bổ sung nhiều chất lỏng, vitamin và khoáng chất giúp làm loãng nồng độ axit trong dạ dày, đồng thời ngăn ngừa mất nước và chất điện giải cho các trường hợp có biểu hiện tiêu chảy, nôn ói nhiều lần trong ngày.

Đặc biệt, thành phần axit lauric còn là một phương thuốc kháng khuẩn tự nhiên. Nó giúp chống lại tác nhân gây bệnh, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, người bị đau dạ dày được khuyến khích nên uống nước dừa thường xuyên thay thế cho một phần nước lọc trong ngày. Ngoài ra, dừa còn được kết hợp với nghệ để làm thuốc điều trị đau dạ dày nhằm mang đến hiệu quả tốt hơn.

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ quả dừa
Nước dừa có tác dụng làm giảm axit dịch vị, cân bằng điện giải, ngăn ngừa mất nước, tiêu chảy khi bị đau dạ dày

– Chuẩn bị:

  • 1 quả dừa xiêm
  • 1 củ nghệ tươi

– Cách sử dụng:

  • Chặt một đầu quả dừa sao cho xuất hiện một lỗ thủng nhỏ, giữ nguyên nắp đem bỏ lên bếp đun khoảng 30 phút. Chia làm 3 lần dùng trước các bữa ăn sáng, trưa, tối 30 phút. Uống nước và lấy thìa nạo cả phần cơm dừa bên trong ăn.
  • Buổi tối cùng ngày, lấy 1 củ nghệ giã nát, vắt kỹ để lấy nước cốt bỏ vào chén, đậy lại. Thực hiện trước khi đi ngủ và để đến khoảng 4 giờ sáng dậy lấy nước nghệ uống. Sau đó dùng 1 cái gối kê ngang thắt lưng và tiếp tục đi ngủ.
  • Áp dụng bài thuốc dân gian này trong 3 ngày liên tục các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm

4. Dùng gừng làm thuốc chữa đau dạ dày

Củ gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị đau dạ dày. Loại gia vị này có tác dụng kích thích tiêu hóa, kháng viêm, giảm đầy bụng, khó tiêu, chống buồn nôn, ức chế hoạt động co thắt của cơ trơn trong ruột, qua đó làm dịu cơn đau dạ dày.

Bên cạnh đó, gừng còn có khả năng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và tăng cường tưới máu đến nuôi dưỡng, tái tạo tổn thương ở lớp niêm mạc ruột.

– Chuẩn bị:

  • 1 củ gừng tươi
  • 2 thìa mật ong

– Cách sử dụng:

  • Cạo sạch vỏ gừng rồi bằm nhuyễn
  • Bỏ gừng vào ấm nấu với 200ml nước trong 5 phút
  • Lọc nước gừng cho vào ly, để còn hơi âm ấm thì quấy thêm mật ong nguyên chất vào
  • Uống sau khi ăn sáng khoảng 30 phút.

Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ gừng tuy an toàn nhưng không phải ai cũng áp dụng được. Nguyên liệu này có thể làm tăng tình trạng chảy máu nên không thích hợp với những người có biểu hiện bị xuất huyết dạ dày như nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Ngoài ra, người đang bị sốt cao, cảm nắng cũng không nên dùng gừng.

5. Bài thuốc trị đau dạ dày từ hoa cúc

Hoa cúc là dược liệu được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền từ rất lâu đời. Dược liệu này có tính hàn, vị ngọt, đắng nhẹ giúp trị nóng trong, thanh lọc cơ thể, an thần, giảm stress, lợi tiêu hóa.

Bên cạnh đó, các thành phần hoạt chất adenin, cholin, vitamin A, B1 cùng nhiều loại axit amin được tìm thấy trong hoa cúc còn giúp thư giãn cơ trơn, giảm co thắt dạ dày, qua đó làm dịu đáng kể cơn đau thượng vị.

Hình thức sử dụng hoa cúc đơn giản nhất là hãm trà uống. Đều đặn sử dụng 2- 3 tách trà hoa cúc mỗi ngày không chỉ giúp khắc phục cơn đau dạ dày mà còn mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Uống trà hoa cúc có tác dụng tích cực trong việc xoa dịu cơn đau dạ dày, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng

– Chuẩn bị:

  • 5 bông hoa cúc tươi hoặc 2 thìa hoa cúc khô
  • 2 thìa mật ong

– Cách thực hiện:

  •  Rửa sạch hoa cúc, để ráo nước rồi bỏ vào ấm
  • Đổ lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp lại cho kín
  • Để khoảng 15 phút sau vớt bỏ xác hoa
  • Thêm mật ong vào, dùng thìa khuấy tan hoàn toàn
  • Chờ cho trà nguội bớt gạn uống dần
  • Để ngủ ngon giấc hơn và ngăn ngừa cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm, bạn có thể uống một tách trà hoa cúc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

6. Bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi là thảo dược có tác dụng cầm máu, tiêu độc, chống viêm nên có thể hữu ích cho các trường hợp bị đau dạ dày có biểu hiện xuất huyết, viêm loét ở niêm mạc. Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã chỉ ra, cỏ nhọ nồi có đặc tính chống oxy hóa mạnh nhờ chứa các hoạt chất quý như tanin hay flavonozit. Những chất này giúp chống lại cơn đau dạ dày bằng cách làm suy yếu hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm loét, giảm thiểu tổn thương ở niêm mạc dạ dày khi bị axit, vi khuẩn và các gốc tự do tấn công.

Cách 1: Dùng cỏ nhọ nồi độc vị

Bạn hái 1 nắm lá cỏ nhọ nồi, rửa cho sạch đất cát và cẩn thận khử khuẩn bằng cách ngâm vào nước muối pha loãng 15 – 20 phút. Vớt ra cho ráo nước, đem xay nhuyễn. Dùng rây lọc lấy nước cốt chia làm 2 phần đều nhau uống vào buổi sáng và buổi chiều.

Cách 2: Chữa đau dạ dày có xuất huyết

Dùng thang thuốc gồm 50g cây nhọ nồi phối hợp với 4 quả đại táo ( táo tàu), 25g tuyết như lai (bạch cập) và 15g cam thảo. Sắc thuốc với nửa lít nước canh cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc uống sau khi ăn trưa và tối 30 phút.

Đừng chủ quan để đau dạ dày dẫn đến biến chứng – Hãy xử lý sớm với lời khuyên tốt nhất

7. Cây khôi tía trị đau dạ dày

Sở hữu các thành phần tanin và glucosid, lá tía khôi có tác dụng ức chế sự phân chia tế bào của vi khuẩn Hp và khiến tác nhân gây bệnh này dần bị tiêu diệt. Cùng với đó, các hoạt chất này còn có khả năng làm giảm sản xuất axit ở dạ dày, chống viêm, giúp tổn thương cũng như các vết loét ở niêm mạc nhanh được chữa lành. Điều này có thể giúp làm giảm triệu chứng đau dạ dày và các dấu hiệu khác như tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…

bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày từ lá tía khôi
Lá tía khôi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp, chữa đau dạ dày

– Chuẩn bị:

  • Lá khôi tía: 60g
  • Lá khổ sâm: 12g
  • Lá bồ công anh ( diếp hoang): 40g
  • Tương tư đằng: 20g

– Cách sử dụng:

  • Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc bao gồm các vị ở trên đem sắc với 1,5 lít nước
  • Đun sôi, vặn lửa nhỏ tiếp tục sắc đến khi nước trong nồi cô đặc còn 500ml
  • Gạn ra, chia là 3 lần uống trước các bữa ăn chính trong ngày 30 phút.

**Lưu ý: Không dùng lá tía khôi nấu nước uống thay cho nước lọc hàng ngày. Sử dụng dược liệu này quá liều lượng cho phép có thể gây mệt mỏi, da dẻ xanh xao, tái nhợt và nhiều tác dụng phụ khác.

Xem ngay: Bí quyết NS Trần Nhượng chữa khỏi bệnh dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

8. Chữa đau dạ dày với bài thuốc từ nha đam

Nhắc đến các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày nhiều bệnh nhân sẽ nghĩ ngay đến nha đam. Thành phần glycoprotein được tìm thấy trong nguyên liệu này là một chất kháng viêm tự nhiên, giúp chống sưng, thu nhỏ vết loét và chữa lành tổn thương trong dạ dày.

Ngoài ra, gel nha đam còn cung cấp nhiều axit amin, các vitamin B, C, E có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc,làm dịu kích ứng và giảm cảm giác đau rát trong dạ dày.

Cách 1: Uống nước nha đam

Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt sạch vỏ. Lấy gel nha đam đem ép lấy nước uống. Hoặc bạn cũng có thể xắt nhỏ thành hạt lựu đem nấu với đường phèn chia làm 3 – 4 lần dùng trong ngày, ăn cả nước và cái.

Cách 2: Bài thuốc từ nha đam và mật ong

Mật ong có tác dụng bồi bổ sức khỏe, trung hòa axit dịch vị và làm dịu kích ứng ở niêm mạc nên được kết hợp chung với nha đam để nhanh chóng cắt đứt cơn đau dạ dày khó chịu.

Để sử dụng, bạn lấy gel nha đam xay nhuyễn. Cứ 5 lá nha đam thì trộn chung với 1/2 lít mật ong. bảo quản hỗn hợp trong hũ và để vào tủ lạnh dùng trong vài ngày liên tục. Mỗi ngày uống 3 lần trước các bữa ăn 30 phút, mỗi lần 10ml.

9. Trị đau dạ dày bằng thuốc dân gian từ cam thảo

Cam thảo được sử dụng làm thuốc trong Đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh như: Trị viêm họng, viêm gan B, chàm, ngứa da, vảy nến và cả bệnh đau dạ dày. Dược liệu này có tác dụng dưỡng khí, tiêu độc, kích thích lưu thông khí huyết, làm thư giãn thần kinh và các cơ co thắt trong dạ dày, giảm đau thượng vị.

Thêm vào đó, cam thảo còn chứa hàm lượng cao chất acid glucuronic. Qua nghiên cứu thực nghiệm, chất này thể hiện khả năng ức chế rõ ràng đối với một số chủng vi khuẩn gây bệnh trong dạ dày như tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ amip. Đồng thời nó cũng giúp kháng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của vết loét trong dạ dày.

Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau dạ dày bằng cách chống co thắt cơ trơn
Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau dạ dày bằng cách chống co thắt cơ trơn

– Chuẩn bị: 3 – 5g cam thảo khô

– Cách sử dụng:

  • Cam thảo bỏ vào ấm, đổ thêm 500ml nước đun sôi
  • Chỉnh bếp cho lửa nhỏ liu riu tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa để các chất trong cam thảo tiết hết ra nước.
  • Vớt bỏ xác cam thảo, chia nước làm vài lần uống trong ngày thay thế cho trà.

10. Bài thuốc chữa đau dạ dày bằng cây chè dây

Chè dây là cây thân leo mọc hoang, phát triển tập trung chủ yếu các các vùng núi cao phía Bắc nước ta. Cả thân và lá cây đều sử dụng được. Người dân thường thu hái các bộ phận này về nấu trà uống ở dạng tươi hoặc phơi khô tích trữ dùng dần.

Một số nghiên cứu khoa học được thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy dịch chiết từ thân cây có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dịch vị dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp và giúp se lành bề mặt vết loét ở niêm mạc ruột.

– Chuẩn bị:

  • Thân và lá cây chè dây tươi khoảng 10 – 15g

– Cách sử dụng:

  • Thân cây thái vát thành lát mỏng.
  • Bỏ vào ấm nấu chung với lá và 300ml nước trong 10 phút.
  • Lọc lấy nước uống ngày 2 lần trong khoảng 3 tuần liên tục để trị dứt điểm triệu chứng đau dạ dày.
  • Sau đó giảm liều xuống uống còn ngày 1 lần để duy trì được hiệu quả lâu dài.
  • Nếu không mua được dược liệu tươi, bạn có thể thay thế bằng dược liệu khô hoặc dùng cây chè dây dưới dạng trà túi lọc cũng khá tiện lợi.

11. Mẹo chữa đau dạ dày bằng chuối hột

Từ lâu, chuối hột đã được dân gian sử dụng như một phương thuốc chữa đau dạ dày tự nhiên, giúp khắc phục bệnh một cách an toàn. Sử dụng nguyên liệu này đúng cách sẽ giúp người bị đau dạ dày kiểm soát tốt được các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát ở thượng vị, ăn uống lâu tiêu.

Ngoài ra, thành phần protein, kali và fructooligosaccharides cùng các loại vitamin thiết yếu trong chuối hột còn giúp kích thích lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, làm tăng tốc độ tái tạo tế bào để chữa lành tổn thương trong dạ dày và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Sử dụng chuối hột đúng cách giúp giảm đau, làm se lành tổn thương trong dạ dày
Sử dụng chuối hột đúng cách giúp giảm đau, làm se lành tổn thương trong dạ dày

Cách 1: Dùng chuối hột và mật ong

Bạn lấy quả chuối hột già nhưng còn xanh, đem thái lát mỏng và phơi trong bóng râm cho khô. Sau đó nghiền chuối thành bột mịn. Cất vào hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu.

Mỗi lần dạ dày lên cơn đau, hãy lấy 2 thìa bột chuối pha với 200ml nước ấm. Thêm vào 2 thìa mật ong, quậy cho hỗn hợp hòa quyện vào nhau và uống hết 1 lần. Dùng bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày này trong 7 ngày liền để thấy được hiệu quả rõ ràng.

Cách 2: Kết hợp chuối hột với các thảo dược khác

Chuẩn bị 12 quả chuối hột xanh, bạch mao căn 100g, xa tiền ( mã đề) 50g, kim tiềm thảo 50g. Chuối gọt vỏ, thái mỏng, sao vàng. Bỏ tất cả vào ấm sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Nếu viêm loét dạ dày vẫn đang hành hạ bạn  – Hãy liên hệ ngay 0337 200 798 để được tư vấn điều trị triệt để

 

Chữa viêm loét dạ dày bằng thuốc dân gian có hiệu quả không?

Ngày nay, trước những lo ngại về tác dụng phụ của thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày để khắc phục bệnh tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Các bài thuốc này đều có đặc điểm chung là khá đơn giản, dễ thực hiện, có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng. Thành phần được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chủ yếu là thảo dược sẵn có trong vườn nhà nên khá lành tính, hầu như không gây tác dụng phụ nếu được dùng đúng cách.

Thuốc dân gian điều trị đau dạ dày dựa trên nguyên lý bảo tồn. Bằng cách cung cấp các hoạt chất giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn có sẵn trong thảo dược thiên nhiên để cải thiện cơn đau, thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương ở niêm mạc dạ dày và giảm nhẹ các triệu chứng khác có liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà thuốc dân gian cho tác dụng chậm, không nhanh và mạnh bằng thuốc tây. Hiệu quả của các bài thuốc dân gian không đến ngay tức thì nên phải áp dụng đều đặn trong một thời gian dài mới thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Thực tế, không phải trường hợp nào sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày cũng thấy được kết quả như mong đợi. Việc dùng thuốc có hiệu quả hay không, tác dụng nhanh hay chậm còn phải xem xét đến các yếu tố như cơ địa, mức độ tổn thương trong dạ dày của người sử dụng.

các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày
Dùng thuốc dân gian chữa đau dạ dày khá an toàn nhưng tác dụng chậm, chỉ phù hợp với người bị bệnh nhẹ

Trong quá trình dùng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đẩy nhanh hiệu quả điều trị:

  • Không sử dụng thuốc dân gian thay thế hoàn toàn cho thuốc bác sĩ kê đơn. Nếu bạn đang được điều trị bằng thuốc tây, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi phối hợp với thuốc dân gian để tránh sự tương tác giữa các loại thuốc gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, chè đặc, nước ngọt có ga
  • Không ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh bán ngoài lòng lề đường hay các món ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chúng gây khó tiêu, đầy bụng, làm tăng cơn đau và có thể khiến dạ dày bị viêm nhiễm nặng hơn.
  • Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc. Tránh để đầu óc căng thẳng bởi stress có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và kích hoạt cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu cần thiết, hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm tải áp lực tiêu hóa cho dạ dày. Điều này cũng có thể giúp bạn bớt đau.
  • Không ăn đồ sống. Thức ăn chưa được đun nấu làm chín ở nhiệt độ cao rất khó tiêu hóa. Hơn nữa chúng còn có thể mang theo vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể khiến dạ dày bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, nước luộc rau củ hay nước khoáng . Bổ sung thêm rau xanh và trái cây loại không chua vào trong chế độ ăn để tăng lượng chất xơ tiêu thụ, giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung nguồn protein cho cơ thể từ thịt nạc và cá để kích thích tái tạo tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương trong dạ dày. Khi ăn thịt bạn nên bằm nhuyễn hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa hơn.
  • Tái khám và tiến hành nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi được kết quả. Nếu sau một thời gian áp dụng các bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày mà bệnh tình vẫn không có sự tiến triển thì nên thay đổi phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.

Qua những phân tích trên có thể thấy, phương pháp chữa đau dạ dày bằng thuốc dân gian chỉ thích hợp với những người bị đau dạ dày nhẹ. Lúc này bệnh mới chớm phát triển nên chưa gây ra nhiều tổn thương, vết loét chưa ăn sâu vào trong thành dạ dày nên dễ chữa lành hơn. Mặc dù vậy, trước khi áp dụng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để xác định xem liệu với bệnh tình của mình thì sử dụng thuốc dân gian có phù hợp và an toàn không. Với kinh nghiệm của mình, chắc chắn bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị khoa học và hiệu quả nhất.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: