Lá dứa – Bài thuốc trị tiểu đường
Lá dứa từ lâu đã được xử dụng trong nhiều món ăn cũng như các loại nước uống, hay chè. Tuy nhiên lá dứa còn được biết đến như một cây thuốc chữa bệnh. Theo sách cổ có ghi công dụng của lá dứa có thể chữa được nhiều bệnh lý như: Viêm phế quản, ho, đau nhức xương khớp và đặc biệt là ổn định đường huyết cho người tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, lá dứa không độc nên có thể sử dụng lâu dài và không gây hại cho cơ thể.
Theo các nghiên cứu khoa học thì trong lá dứa có bromelin, diệp lục, các axit hữu cơ và các chất chống ô xy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của gốc tự do phá hủy thành mạch máu. Với công dụng hạ đường huyết tốt của lá dứa, cùng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học thì sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Cách dùng lá dứa làm thuốc điều trị đái tháo đường:
- Cuộn lá dứa lại chừng một nắm tay, để nguyên cuộn, không thái nhỏ.
- Rửa sạch lá, cho vào ấm hoặc nồi để đun.
- Đổ nước vào nồi cho ngập lá dứa.
- Để lửa lớn đun thật sôi lá dứa, xong hạ lửa nhỏ tiếp tục nấu cho đến khi nước ra màu giống như nước trà xanh là được.
- Đổ nước đó vào bình đựng nước và dùng nước đó uống thay nước hàng ngày.
Hành và tỏi – thuốc tiểu đường tự nhiên
Hành và tỏi là những gia vị thường được chúng ta sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, ngoài ra chúng còn có khá nhiều công dụng chữa bệnh khác. Đối với bệnh tiểu đường, hành và tỏi rất có hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
Tinh chất chiết xuất từ hành có tác dụng giảm nồng độ đường huyết, ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa glucose của gan và kích thích tiết ra insulin, ngăn ngừa phá hủy insulin. Tinh chất hành càng nhiều kết quả thu được càng cao. Hành sống hoặc chín không có sự khác biệt trong kết quả thu được.
Tỏi có tác dụng làm tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan – giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu. Công dụng này tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II.
Điều chế rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường
Nguyên liệu: tỏi khô 40g, rượu nếp (50 độ) 100ml
Cách làm:
- Tỏi khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ và cho vào một chiếc lọ sạch.
- Đổ rượu nếp vào ngâm khoảng 10 ngày, trong thời gian ngâm thỉnh thoảng lắc nhẹ để tỏi ngấm đều rượu.
- Ngâm cho tới khi rượu tỏi chuyển từ màu trắng sang màu vàng và đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu vàng nghệ là có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần một muỗng café nhỏ.
Dây thìa canh – thuốc nam hay phòng và chữa bệnh tiểu đường
Trong nhiều năm trở lại đây sức khỏe nói chung và căn bệnh tiểu đường nói riêng đang được mọi người ngày càng quan tâm. Dây thìa canh là một vị thuốc Nam quý, có công dụng đẩy lùi một số bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu… Điều này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh và đưa ra kết luận.
Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là làm ổn định và kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể, nên là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và phòng chống được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.
Cách dùng cây thìa canh chữa bệnh tiểu đường
Dây thìa canh hãm nước uống
Chuẩn bị:
- Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi;
- Bình chứa 1 lít nước sôi;
- 50g dây thìa canh khô.
Tiến hành pha theo các bước như sau:
- Lấy 50g dây thìa canh khô đem rửa sạch.
- Bỏ dây thìa canh vào bình hãm.
- Cho khoảng 200ml nước sôi vào bình hãm để tráng bụi bẩn. Sau đó đổ bỏ lần nước đó đi.
- Tiếp theo, chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín. Chờ khoảng 30 – 40 phút là dùng được.
- Lượng nước hãm thu được chia thành nhiều lần uống. Uống sau bữa ăn 30 phút.
Lưu ý: Nên dùng bình giữ nhiệt để hãm nước dây thìa canh.
Lá, quả ổi – bài thuốc hiệu quả cho tiểu đường
Ổi là một loại trái rất phổ thông ở Việt Nam, có thể tìm kiếm dễ dàng ở mọi nơi. Từ xa xưa ổi đã được dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường. Khoa học đã chứng minh cả lá ổi và quả ổi đều có tác dụng giảm đường máu rất tốt
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết lá ổi có khả năng ức chế sự hoạt động của men protein tyrosine hosphatese 1B, trực tiếp chữa trị tiểu đường type 2. Ngoài lá ổi non, quả ổi cũng làm giảm lượng đường huyết hiệu quả, rất tốt cho người tiểu đường.
Cách dùng lá ổi trong chữa trị tiểu đường.
- Bài thuốc 1: Sắc riêng lá ổi non để uống lấy nước hàng ngày
- Bài thuốc 2: Kết hợp 50gr lá ổi non với 100gr lá sa kê và 100gr đậu bắp tươi cho vào nồi đun sôi lấy nước uống hàng ngày
- Bài thuốc 3: Tương tự như bài thuốc 2, bạn hãy chuẩn bị thêm các loại nguyên liệu sau. 15gr mỗi loại bao gồm lá ổi, bạch quả kết hợp với 30gr râu ngô. Cho toàn bộ vào trong nồi, sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Bài thuốc 4: 15gr mỗi loại bao gồm lá ổi và lá dây thìa, sắc nước uống hằng ngày, cũng có tác dụng chữa tiểu đường tương tự.
- Bài thuốc 5: Bài thuốc này rất đơn giản, chỉ cần 1 loại nguyên liệu duy nhất là quả ổi tươi, gọt vỏ ép lấy nước uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Nấm lim xanh – trị tiểu đường hiệu quả
Nấm lim xanh đang được mọi người săn lùng vì những tác dụng của nó trong điều trị bệnh. Đặc biệt là bệnh tiểu đường. Nấm lim xanh chữa bệnh tiểu đường là nhờ trong nấm có hàm lượng cao các dược chất quý có tác dụng giảm lượng đường trong máu và kích thích tuyến tụy sản sinh insulin.
Các hoạt chất polysaccharides (ganoderans A, B, C), hetero-beta-glucans và proteoglycan trong nấm lim xanh có tác dụng oxy hóa các gốc tự do của lipid và cholesterol thành năng lượng, hạ đường huyết, ngăn chặn nguy cơ biến chứng của bệnh.
Bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường từ nấm lim xanh:
- Chuẩn bị 20g nấm lim xanh đã qua chế biến.
- Sắc nấm lim xanh với 2 lít nước cho đến khi cô lại còn 1,5 lít.
- Chia thuốc làm 5 lần và uống liên tục trong 24 giờ.
- Bệnh nhân có thể kết hợp nấm lim xanh với thuốc Tây để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
- Chú ý dùng 2 loại thuốc cách nhau 30 phút.
Chuối hột – Cây thuốc tiểu đường không ngờ
Từ trước đến nay chúng ta chỉ thường dùng quả của cây chuối hột mà ít người để ý rằng ngay cả thân và củ chuối hột cũng là một vị thuốc quý. Theo đông y, cây chuối hột chứa rất nhiều thành phần tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu, giúp người bệnh an tâm hơn trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
Phương pháp phổ biến nhất để trị tiểu đường bằng cây chuối hột là đào lấy củ chuối, rửa sạch, giã hoặc ép lấy nước cho người bệnh uống.
Nếu không thể đào được củ chuối bạn cũng có thể dùng thân cây chuối hột, khoét ngang một lỗ, để bên dưới một chiếc bát nhỏ để nước từ thân cây tiết ra. Sau đó mang nước này cho người bệnh uống cũng có tác dụng tương tự nhưng chú ý rằng, mùa mưa nước chuối hột loãng hơn nên bạn cần phải uống lượng nước nhiều hơn mùa nắng.
Cách dùng chuối hột – bài thuốc chữa tiểu đường:
- Vào mỗi buổi sáng, bạn lấy dao chặt một cây chuối tiêu, khoét bỏ một khúc lõi bên trong thân dài khoảng 10cm.
- Sau đó, dùng bao ni lông sạch bịt kín chỗ bị cắt cho khỏi bụi và đợi sau khoảng 30 phút cho nước trong cây chuối chảy ra rồi dùng để uống.
- Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 2 phần chén nước cây chuối.
Vỏ dưa hấu – Cay thuoc tri tieu duong
Dưa hấu là loại quả bổ dưỡng cho sức khỏe, ngoài việc được dùng để giải khát trong những ngày hè nóng nực thì dưa hấu còn được dùng để chữa bệnh tiểu đường. Qua bài này Nam Giao gửi đến các bạn thông tin về dưa hấu chữa tiểu đường như sau.
Vì sao dưa hấu lại là cây thuốc trị bệnh tiểu đường. Theo các nghiên cứu về thành phần khoa học, cứ 100gram dưa hấu có 95,5% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5% xenluloza, các muối khoáng canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP, C, caroten… Thêm vào đó dưa hấu còn chứa nhiều axit folic, một chất vô cùng cần thiết trong quá trình tái tạo máu. Người tiểu đường chỉ cần ăn 200gram dưa hấu mỗi ngày là đủ lượng axit folic cần thiết trong ngày.
Trong Đông Y, nhiều người đã biết dùng vỏ và hạt dưa hấu để chữa tiểu đường. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dùng dưa hấu trị tiểu đường như sau:
Cách dùng vỏ dưa hấu làm thuốc chữa bệnh tiểu đường:
- Nguyên liệu chuẩn bị 30 gam vỏ dưa hấu, 30 gam vỏ bí xanh, sắc lấy nước uống hằng ngày.
- Ngày uống 3 lần, uốn liên tục trong một tháng có thể cảm nhận hiệu quả
- Ngoài ra, bạn có thể lấy vỏ dưa hấu cắt nhỏ đem phơi hoặc sấy khô rối sắc lấy nước uống hàng ngày.
Quả khế chua – Phòng và trị tiểu đường hiệu quả
Khế chua thường được dùng trong rất nhiều món ăn và ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên có một công dụng mà ít người biết đến hoặc để ý đó là chúng còn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường hiệu quả.
Ngoài công dụng chữa bệnh tiểu đường, quả khế chua còn được dùng như là thuốc để chữa trị nhiều chứng bệnh khác như bí tiểu, tóc bạc sớm và chữa táo bón, … hiệu quả.
Cách dùng khế chua làm thuốc chữa bệnh tiểu đường:
- Lấy quả kế phơi khô trong bóng râm
- Đem quả khế đó thái thành lát mỏng
- Mỗi ngày bạn lấy một vốc cho vào nồi rồi đổ nước vào nấu đến khi cạn một nửa thì dùng để uống
- Áp dụng thường xuyên sau 3 tháng sẽ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu xuống mức ổn định
>Xem thêm: Phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả bằng 13 cách
Hạt quả vải – Đông y chữa tiểu đường
Hạt quả vải (còn gọi là lệ chi hạch) trong Đông Y đã được xử dụng để chữa nhiều bệnh như: Phòng sỏi mật, tiêu chảy ở trẻ em, tinh hoàn sưng đau và đặc biệt là phòng và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt chat, tính ôn và là một trong những bài thuốc chữa bệnh tiểu đường rất đơn giản mà hiệu quả cao được áp dụng phổ biến trong dân gian.
Cách dùng hạt quả vải để phòng và điều trị tiểu đường tuýp 2
- Hạt vải đem sấy khô
- Tán thành bột mịn
- Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 10g pha với nước để uống.
- Bài thuốc dùng tốt nhất cho các trường hợp người bệnh tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.
Đậu bắp – phòng bệnh tiểu đường
Đậu bắp có tên khoa học là Abelmoschus esculentus, thuộc họ Malvaceae còn gọi là mướp tây hay bắp chà. Theo các chuyên gia sức khỏe, đậu bắp có chứa nhiều chất nhầy, pectin, canxi và sắt. Đặc biệt với quả đậu bắp còn tươi có chứa các thành phần như thiamin, axit ascorbic, … Những chất này có công dụng giúp làm hạ đường huyết, nên có thể hỗ trợ và điều trị tiểu đường.
Ngoài ra, đậu bắp có chứa hàm lượng chất xơ cao, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các thành phần này giúp giảm cân, kiểm soát lượng đường huyết rất an toàn mà không gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, khi sử dụng đậu bắp thường xuyên còn giúp phòng bệnh cao huyết áp, ung thư ruột kết và nhồi máu cơ tim.
Cách thực hiện dùng đậu bắp để phòng và điều trị đái tháo đường:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Quả đậu bắp tươi (500gr ), nước sạch (2 lít)
- Bạn đem đậu bắp rửa sạch và nấu với nước sao cho cô đặc còn 1 lít.
- Hãy uống nước sắc đậu bắp này trong vòng một ngày.
- Bạn áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường này thường xuyên sẽ giảm được lượng đường trong máu và tránh nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Khổ qua rừng – Cây thuốc tốt cho tiểu đường
Khổ qua rừng (còn gọi là mướp đắng) có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Ngoài ra theo nhiều nghiên cứu cho thấy, khổ qua rừng có tác dụng như insulin, giúp cơ thể tăng cường khả năng sản sinh insulin. Do đó, việc sử dụng khổ qua rừng thường xuyên sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu …
Cách sử dụng bài thuốc dân gian chữa tiểu đường từ khổ qua rừng:
- Dùng cả dây, lá, rễ, quả khổ qua rừng đem rửa sạch và phơi khô.
- Sau đó, cho tất cả các loại nguyên liệu này vào trong ấm và sắc lấy nước uống.
- Bệnh nhân có thể dùng nước khổ qua rừng uống trong thời gian dài để điều trị tiểu đường tuýp 2.
- Bên cạnh đó, người bệnh có thể chế biến món ăn từ khổ qua để ổn định đường huyết mỗi ngày.
Những chú ý khi sử dụng các cây thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Đối với căn bệnh tiểu đường thì hiện nay chưa có bài thuốc hay phương pháp nào có thể trị được dứt điểm hoàn toàn mà chỉ là giảm phần nào đó triệu chứng và các biến chứng bệnh gây ra. Những cây thuốc chữa tiểu đường được giới thiệu ở trên có thể làm giảm áp lực đường huyết trong máu, không gây tác dụng phụ và an toàn cho người bện. Tuy nhiên, nếu thấy bản thân có những dấu hiệu bệnh tiểu đường thì bạn vẫn cần phải nhanh tróng đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Các thuốc nam hay và bài thuốc chữa bệnh tiểu đường ở trên được sưu tầm trong dân gian, chúng có hiệu quả đến đâu, sau bao lâu thì còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như cơ địa của từng người. Do đó, không nên sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt là không tự ý bỏ các liệu pháp tây y hay các liệu pháp điều trị tiểu đường của bác sĩ. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, để điều trị tiểu đường được hiệu quả tốt, bệnh nhân cũng cần một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: