Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Nhãn lồng (lạc tiên), trái cây ngon, dây thuốc tốt giúp trị nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Không biết từ bao giờ, hình ảnh dây nhãn lồng đã đi vào cuộc sống của người dân quê bình dị. Nhớ ngày nhỏ, mấy chị em không chỉ háo hức chờ mẹ đi chợ về mà còn vui mừng khi thấy cha đi làm đồng về vì cha sẽ hái cho những loại quả chua ngọt thơm ngon mọc dại bên bờ ruộng (như bình bát, thù lù, nhãn lồng, trứng cá…).

Trái nhãn lồng

Nhớ những ngày thứ 7, chủ nhật, không đi học là kiểu gì cũng ra đồng chơi. Mấy đứa nhỏ tụi tôi thì nghịch thôi rồi, móc đất bên bờ kênh, nặn trâu đem lên phơi trên bờ ruộng… Thế rồi lại nhảy xuống kênh bơi: đứa nào cũng bơi giỏi, hết bơi đua rồi lại túm mấy khóm lục bình chơi.

Có khi gặp rau muống đồng, chúng tôi sẽ hái rau muống đồng rồi lại lên bờ hái thêm đọt nhãn lồng, đem về, luộc rồi chấm cùng mắm kho. Ngon hết sẩy!

Bây giờ lớn lên, không còn lội sình hụp sông như ngày xưa nữa, cũng không còn thời gian để đi chơi lang thang. Cho nên, cũng không còn dễ dàng bắt gặp cây nhãn lồng bò thành những đám lớn xanh um điểm thêm màu vàng tươi nổi bật của trái nhãn lồng đã chín.

Trái nhãn lồng dầm đá, loại thức uống thanh mát bổ dưỡng

Ngày xưa, nhãn lồng mọc dại rất nhiều nên có những ngày cha tôi hái và đựng đầy trong chiếc nón lá (có khi thì đựng trong túi).

Nhiều như thế ăn tươi thì không hết, vậy là chúng tôi bẻ đôi quả ra, lấy muỗng múc hết phần ruột bên trong, cho vào ca rồi bỏ đường vào, khuấy lên cho đều rồi để đó tầm 1 tiếng (cho phần ruột nhãn lồng ngấm đường mềm ra và hòa tan cùng đường). Sau đó, rót vào một ít nước lạnh, cho thêm một ít nước đá nữa là đã có ngay món nước giải khát tuyệt vời ngày nắng.

Trái nhãn lồng chín vừa ngọt vừa thơm

Được biết, trái nhãn lồng chín chứa rất nhiều vitamin và theo dân gian thì nó bổ máu, giúp da đẹp, trẻ lâu, tăng cường hệ miễn dịch và sáng mắt.

Bài thuốc dân gian điều trị ho

Ngày còn nhỏ, tôi ít khi bị bệnh gì nhiều, đa phần chỉ mắc các bệnh vặt như ho, sổ mũi; nhiều lắm thì ấm đầu một chút nên hiếm khi tôi đi bác sĩ mà chủ yếu là dùng những bài thuốc dân gian.

Đặc biệt là cái bệnh ho, chỉ cần uống nhiều nước đá hoặc dầm mưa, tắm sông liên tục vài ngày là tôi lại bị ho. Những lần đầu, mẹ sắc thuốc cho tôi uống. Sau 1, 2 lần thì quen nên tôi chủ động bứt một ít nhãn lồng, một ít rau ngổ trâu, nhổ thêm ít cỏ cứt heo rồi chạy ra trước nhà, cắt ít bông ngò gai đem vô, cắt nhỏ từng thứ, để riêng rồi phơi khô, để dành sắc uống.

Thật ra, hồi ấy cũng không cân đo gì, chỉ lấy mỗi loại tầm một nắm nhỏ, bỏ hết vào nồi rồi cho nước vào, bóp nhẹ nhàng rồi chắt nước đó ra (để rửa thuốc), sau đó mới đổ vào 3 chén nước, nhóm lửa, sắc cạn còn 1 chén, để ấm lại thì uống (uống buổi sáng). Còn buổi trưa và chiều thì vẫn phần thuốc đó, đổ nước vào, sắc uống.

Thuốc này có điều cần lưu ý là uống vào lúc đói (có thể uống 30 phút trước khi ăn cơm hoặc sau bữa cơm từ 1 đến 2 tiếng). Thường thì sau 5 ngày đến 1 tuần là tôi đã khỏi hẳn, có những lúc nhẹ thì chỉ 3 ngày thôi (ngoài tôi thì nhà tôi, ai dùng bài thuốc này cũng thấy hiệu quả).

Dây nhãn lồng

Cây nhãn lồng điều trị hiệu quả viêm da, ghẻ ngứa, mụn mủ

Nếu bạn bị viêm da, ngứa ngáy ở những vùng da nhỏ, bạn có thể hái lá cây, rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho thêm một ít nước đun sôi để nguội, nhồi mạnh tay cho lá nhãn lồng ra hết chất thuốc và vắt lấy phần nước đó, bôi lên vùng da viêm ngứa.

Nếu bạn bị nhiều thì bạn có thể hái cả dây và lá, cắt nhỏ phơi khô, rửa sạch rồi nấu nước tắm.

Nếu bạn bị mụn mủ, bạn có thể lấy lá nhãn lồng rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng mụn mủ.

Với các trường hợp trên, để tăng hiệu quả điều trị thì bạn nên kết hợp với uống trà từ dây nhãn lồng phơi khô, như thế sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Lá và cây nhãn lồng điều trị mất ngủ, giúp thanh nhiệt, lợi tiểu

Có lẽ tác dụng được nhiều người biết đến của nhãn lồng là giúp an thần, ngủ ngon.

Dây nhãn lồng tuy có chút hậu đắng nhưng khá dễ uống. Bạn có thể lấy dây nhãn lồng cắt nhỏ, phơi khô rồi lấy lượng vừa đủ, nấu uống trong ngày, không để qua đêm. Mỗi ngày uống 2 lần, uống đến khi thấy giấc ngủ đã được cải thiện thì ngưng và tất nhiên chỉ với 2, 3 ngày uống đầu tiên, nhãn lồng đã phát huy hiệu quả rất tốt trong việc làm mát cơ thể và lợi tiểu.

Nếu chỗ bạn có thể dễ dàng tìm thấy dây nhãn lồng thì bạn cũng có thể hái đọt nhãn lồng non, đem luộc, xào tỏi hay nấu canh với cá, thịt hoặc tôm tép… như vậy sẽ dễ hơn nấu nước uống. Thậm chí, nếu ăn quen, bạn sẽ thấy nó ngon miệng mà vẫn đảm bảo được công dụng điều trị mất ngủ.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: