1. Bệnh gút là gì ?
Bệnh gút là gì? Bệnh gut còn có tên gọi khác là bệnh gout hay bệnh thống phong. Đây là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Nhất là những người ở độ tuổi trung niên. Các bệnh viêm khớp xảy ra khi lượng axit uric bị tích tụ trong máu.
Khi bị mắc bệnh gout, các khớp sẽ bị sưng đỏ và đau. Nhất là các khớp ở ngón chân cái. Tuy nhiên, các khớp ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân cũng có thể bị đau. Ngoài ra, có một số người bị đau các khớp ở tay như: bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
Gout tuy là bệnh gây khó chịu, khiến người bệnh mất ngủ và bị stress trong thời gian dài do đây là bệnh mãn tính. Nhưng đây lại là một bệnh lý vẫn có thể chữa trị được cũng như có thể phòng tránh bệnh tái phát một cách dễ dàng. Như vậy là các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “bệnh gút là gì” rồi nhé!
Xem thêm : [ Bệnh gút kiêng ăn gì? ] 14+ Thực phẩm người bị gout nên kiêng !
2. Đối tượng nào dễ bị mắc Gout bệnh học ?
Bệnh gút là gì, đối tượng nào dễ mắc bệnh gout. Theo các bác sĩ chuyên khoa, gout là bệnh viêm khớp thường gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt ở những nhóm người như:
- Nam giới độ tuổi trung niên
- Người có chế độ ăn bất hợp lí, ăn nhiều thịt, nhất là thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và ăn nhiều đường hoa quả (đường fructose) thúc đẩy tăng mức axit uric máu, khiến dễ mắc bệnh gút.
- Nam giới uống nhiều rượu, đặc biệt là bia.
- Người bị thừa cân béo phì, cơ thể cũng tạo ra nhiều axit uric hơn, thận cần nhiều thời gian dể đào thải axit uric hơn nên dễ dẫn đến bệnh gút.
- Những người đang bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa bệnh thận cũng dễ mắc bệnh gút và ngược lại.
- Những người dùng một số loại thuốc lợi tiểu như thiazid để điều trị tăng huyết áp, aspirin liều thấp cũng có thể gây tăng axit uric.
- Bệnh gút cũng là do di truyền, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gút.
- Người đã từng phẫu thuật hoặc chấn thương cũng rất dễ mắc bệnh gút.
3. Có mấy loại bệnh gout
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện nay có 3 nhóm bệnh gút:
- Bệnh gút nguyên phát chiếm đa số trường hợp này liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa, tăng tổng hợp purin nội sinh gây tăng axit uric.
- Bệnh gút bẩm sinh (bệnh Lesh-Nyhan) hiếm gặp hơn nguyên nhân là do thiếu men bẩm sinh nên axit uric tăng cao từ nhỏ, bệnh nhân có biểu hiện toàn thân nặng hơn.
- Bệnh gút thứ phát ít gặp hơn: khi hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao do ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều nhân purin, tăng thoái giáng purin nội sinh gặp ở một số bệnh hoặc do sử dụng một số thuốc, giảm thải axit uric qua thận gặp trong bệnh thận.
Xem thêm : [ Bệnh gout nên ăn gì ? ] – 12 Thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn !
4. Nguyên nhân bệnh gout
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể đến 10 nguyên nhân sau đây:
- Do di truyền và cơ địa: Nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh gout thì con cái có nguy cơ mắc bệnh tăng 20%. Những bệnh nhân này có quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng acid uric. Đây còn gọi là bệnh gout nguyên phát.
- Do giới tính: Thực tế, nam giới có nguy cơ bị bệnh gout cao hơn nữ giới. Nguyên nhân là do nam giới có lối sống, chế độ ăn uống không điều độ. Nam giới thường ăn những đồ ăn nhiều chất đạm, giàu purin, rượu, bia, thuốc lá.
- Người bị bệnh gout thường do uống nhiều thức uống chứa cồn gây ra. Nước uống có cồn sẽ làm rối loạn chuyển hoá axit uric máu gây nên bệnh gout. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 75-84% bệnh nhân bị gout là do uống rượu bia thường xuyên trung bình từ 7-10 năm gây ra.
- Béo phì: Những người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Bởi hàm lượng axit uric trong máu cao, nhưng khả năng đào thải lại thấp.
- Do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày gây ra. Theo nghiên cứu, có một số loại thuốc như: Thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc trị bệnh Packinson, thuốc aspirin,… sẽ làm giảm thải axit uric qua thận, gây rối loạn chuyển hóa axit uric và gây ra bệnh gout.
- Việc dùng sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chế độ ăn nhiều purin cũng dễ khiến bạn bị mắc bệnh gout.
- Cơ thể bị nhiễm quá nhiều chì tăng nguy cơ nhiễm gout gây rối loạn chuyển hoá axit uric trong máu.
- Cơ thể tăng axit uric do liên quan tới một số bệnh rối loạn chuyển hóa khác: Bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu,…
- Những người phải cấy ghép các cơ quan trên cơ thể có nguy cơ bị gout nhiều hơn những người bình thường.
- Uống vitamin có chứa niacin cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc gout.
5. Triệu chứng bệnh gout
Bệnh gout là bệnh rất dễ nhận biết. Chỉ cần các bạn lưu tâm một chút là có thể nhận biết triệu chứng của bệnh gout qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu
Giai đoạn này bệnh gút tiến triển khá chậm. Các triệu chứng chưa biểu hiện ra ngoài. Bởi lúc này, hàm lượng các acid uric trong máu tăng cao nhưng chưa xuất hiện các biểu hiện của bệnh.
Giai đoạn này thường kéo dài từ 1-3 tháng. Người bệnh chỉ có thể nhận biết bệnh thông qua việc thăm khám định kỳ hoặc tình cờ làm xét nghiệm về máu.
- Giai đoạn cấp tính
Đây là giai đoạn mà các triệu chứng của bệnh đã biểu hiện ra ngoài.
Tại các khớp như khớp ngón tay, khớp chân, khớp đầu gối,…sẽ bị đau nhức. Nhất là vào ban đêm, các cơn đau sẽ tăng lên theo cấp độ. Kèm theo đó là triệu chứng tê buốt vật vã khiến người bệnh đứng ngồi không yên.
Ngoài ra, có một số người bệnh còn bị: sốt nhẹ, mệt mỏi, hạn chế vận động, rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện khó, mắt nổi tia đỏ…
Tại các khớp còn xuất hiện các khối u cục nổi lên, các cục này được gọi là các cục tophi. Tuy nhiên, các cục tophi chỉ xuất hiện 3-5 ngày sau đó sẽ bớt sưng và giảm dần.
- Giai đoạn mãn tính
Giai đoạn này người bệnh sẽ có những cơn gút cấp tái phát nhiều lần trong năm. Nếu bệnh kéo dài từ 1-3 năm được gọi là gút mãn tính. Lúc này các triệu chứng bệnh gút thường khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh.
Tại các khớp, người bệnh sẽ bị đau 1 cách dữ dội. Các cơn đau này thường kéo dài dai dẳng trong vài tuần, vài tháng.
Khi cơn đau gout đầu tiên qua đi thì lớp da xung quanh các khớp bị viêm sẽ bong tróc và ngứa do lên da non. Lúc này vùng da sẽ có màu tím đỏ giống như bị nhiễm trùng.
Do tinh thể acid uric kết tinh tích tụ tại các khớp xương sẽ khiến các cục tophi xuất hiện. Hơn nữa, lúc này da tại vùng sưng viêm sẽ bị mỏng đi. Người bệnh có thể nhìn thấy các tinh thể kết tinh hình khối màu trắng bằng mắt thường 1 cách dễ dàng.
Khi bị viêm khớp xưng đỏ, các viêm này có thể xảy ra đối xứng. Kèm theo đó là tình trạng sưng túi dịch đệm ở khủy tay hay đầu gối gây sưng, phù khớp. Đây là triệu chứng hết sức nguy hiểm của bệnh gút mà người bệnh cần phải chú ý.
Giai đoạn mãn tính các khớp xương của người bệnh có thể bị phá hủy do khối tophi lớn dần và tình trạng viêm khớp diễn ra trong thời gian dài.
Bệnh gout ở giai đoạn mãn tính nếu như không được điều trị sẽ gây nên biến chứng. Khiến các khớp bị tổn thương nghiêm trọng, làm ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Nguy hiểm hơn là người bệnh có thể bị tai biến mạch máu não, suy thận cấp và mãn tính, nhồi máu cơ tim .v.v
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Khi thấy bản thân có các triệu chứng nêu trên. Các bạn hãy đi thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
6. Bệnh gout có nguy hiểm không ?
Bệnh gút có nguy hiểm không? là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh gout không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Do tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các khớp và một số cơ quan trong thời gian dài. Do đó chúng dẫn đến tình trạng viêm khớp gây đau nhức, khó chịu dai dẳng. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, gây đau buốt như kim châm, khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng, suy nhược cơ thể,… Tình trạng này kéo dài khiến cho hệ miễn dịch suy giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
- Thận bị tổn thương: Việc gia tăng nồng độ axit uric khá cao trong cơ thể khiến cho thận bị quá tải và áp lực. Theo các thống kê gần đây cho thấy có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị gút có biểu hiện tổn thương thận do đào thải axit uric qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu gây nên sỏi thận, dễ dẫn đến bệnh suy thận.
- Chất lượng xương khớp bị suy giảm: Nếu bạn băn khoăn bệnh gout nguy hiểm như thế nào thì có thể tham khảo ngay biến chứng của bệnh gout. Trên thực tế, sự lắng đọng của các tinh thể urat sẽ hình thành hạt tophi dưới da, các hạt này ngày càng lớn dần, lâu ngày gây lở loét, ảnh hưởng các khớp xung quanh, tăng nguy cơ bị viêm khớp, biến dạng khớp, dẫn đến tàn phế.
- Dễ mắc các bệnh về tim mạch: Theo lý giải của các chuyên gia xương khớp thì những người mắc bệnh gout thường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch như đột quỵ, tai biến và mắc các bệnh lý về huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
7. Khi gặp triệu chứng của bệnh gút người bệnh cần phải làm gì?
Ngay khi gặp phải các triệu chứng nêu trên. Các bạn cần:
- Đi khám chuẩn đoán bệnh gút
Dựa vào những triệu chứng bệnh gút qua khám thôi là chưa đủ. Nên khi nghi ngờ bị gút các bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm cụ thể để phân tích, phát hiện gút và mức độ của bệnh. Từ đó, để việc điều trị bệnh thuận lợi và hiệu quả. Các bạn cần phải làm 1 số xét nghiệm để biết mình có bị mắc bệnh gut hay không đó là: Xét nghiệm máu biết hàm lượng acid uric; Xét nghiệm dịch khớp; Xét nghiệm chức năng của thận.
- Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để điều trị bệnh
Khi chưa chuẩn đoán chính xác bệnh, cũng như giai đoạn của bệnh gout. Tốt nhất các bạn không nên dùng bất kì loại thuốc nào để điều trị. Vì điều này có thể phòng ngừa các rủi do nhầm thuốc hoặc tránh được tác dụng phụ do dùng thuốc không đúng gây ra.
- Đặc biệt chú ý chế độ ăn uống
Ăn uống không hợp lý, không lành mạnh là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị mắc bệnh gout. Vì thế, khi nghi ngờ mình bị mắc bệnh gút, các bạn nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý và khoa học.
Tuyệt đối nên kiêng: Rượu, bia, thuốc lá, các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu đạm.
Nên hạn chế: Bổ sung điều độ các loại thịt trắng, măng, nấm.
Nên dùng: Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin. Và các loại trái cây, nước ép sẽ giúp cải thiện bệnh gút.
8. Điều trị bệnh gút như thế nào?
Sau khi thăm khám, chẩn đoán bệnh gút chính xác. Đồng thời xác định được mức độ của bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị phù hợp và hiệu quả.
Hầu hết, đối với các bệnh nhân bị mắc bệnh gout, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID).
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút.
Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời.
Điều cần lưu ý là các bệnh nhân mạn tính, sau khi bị mắc gút trong một thời gian dài mà không chữa khỏi, sẽ có thể kéo theo một số bệnh khác như suy thận, gan, phù nề giữ nước.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau để cắt các cơn gút cấp, hoặc sử dụng thuốc để chữa các bệnh này một cách không có kiểm soát sẽ làm cho bệnh gút thêm nặng hơn.
Về điều trị chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn trong những bài tiếp theo của chuyên mục.
9. Một số lưu ý giúp bạn có thể phòng tránh bệnh gút
Để phòng và tránh bệnh gút, các bạn nên:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
- Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.
- Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ.
- Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,…) cũng có thể gây tăng Acid uric.
- Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.
- Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể … có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.
Trên đây là một vài thông tin về bệnh gout như bệnh gút là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh gut hiệu quả…. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh gout để từ đó có các xử lý, phòng tránh, bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: