Một số người có thể bị đầy hơi và khó chịu dạ dày sau khi sử dụng sữa chua. Do đó, rất nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không. Người bệnh quan tâm có thể tham khảo thông tin cơ bản ở bài viết bên dưới.
Tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe
Sữa chua là sản phẩm lên men từ sữa bằng cách sử dụng một hoặc nhiều loại vi khuẩn đặc biệt, phổ biến là vi khuẩn họ Lactobacillus hoặc Enterococcus.
Sữa chua có 2 probiotics chính (bao gồm Bifido Bacterium và Lactobacillus), đường, đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Cụ thể, trong 228g sữa chua nguyên chất có chứa:
- 138 calo
- 7g chất béo
- 8g protein
- 11g carbohydrate
- 4.8g chất béo bão hòa
- 21% lượng canxi cần thiết một ngày cho người khỏe mạnh
- 35% vitamin B12
Các chất dinh dưỡng và khoáng chất trong sữa chua có thể tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch.
Nhờ vào các lợi khuẩn và vitamin, sữa chua thường được sử dụng để phục hồi sự cân bằng vi khuẩn đường ruột ở những người vừa mới qua một đợt điều trị kháng sinh hoặc tiêu chảy cấp, dai dẳng. Sữa chua cũng được sử dụng để ngăn ngừa táo bón, điều trị nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn Hp và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trong một số trường hợp, người bệnh sử dụng sữa chua không dung nạp đường sữa để điều trị cholesterol cao, tiểu đường , HIV / AIDS, nhiễm vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, sữa chua cũng được sử dụng để cải thiện sức mạnh cơ bắp, hạn chế cảm lạnh thông thường, ngăn ngừa sâu răng và hen suyễn.
Người đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Theo các chuyên gia, sữa chua có tính axit nhẹ, nồng độ thấp hơn rất nhiều so với nồng độ axit sống trong dịch vị tiêu hóa. Do đó, người bệnh đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua bình thường. Sữa chua không gây kích ứng dạ dày, không dẫn đến các tổn thương như viêm loét dạ dày hoặc khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Sữa chua là sản phẩm lên men bởi nhiều loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Trong quá trình lên men, các phân tử đường đổi (lactose) trong sữa sẽ chuyển hóa thành đường đơn và glucose, cuối cùng là hình thành axit lactic. Quá trình lên men này cũng có thể tạo ra enzym proteaza, có khả năng thủy phân protein thành các loại axit amin tự do, dễ hấp thu trong hệ thống tiêu hóa.
Bên cạnh đó, trong một số nghiên cứu gần đây cho biết các tác dụng của sữa chua đối với hệ thống tiêu hóa, bao gồm:
- Cung cấp lợi khuẩn sống (Activia): Có tác dụng tăng nhu động ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa gây đau dạ dày, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ. Ngoài ra, lợi khuẩn này cũng góp phần giảm căng thẳng và ngăn ngừa tình trạng đau hậu môn khi đi đại tiện.
- Thay thế sữa cho người không dung nạp Lactose: Sử dụng sữa chua nuôi cấy vi khuẩn sống có thể cải thiện khả năng dung nạp đường sữa ở người không dung nạp đường sữa.
- Hỗ trợ làm lành tổn thương dạ dày: Sử dụng sữa chua thường xuyên có thể bổ sung một lượng lợi khuẩn nhất định. Điều này ngăn ngừa các tổn thương dạ dày và tăng khả năng tự chữa lành.
- Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn Hp: Sữa chua có chứa men vi sinh Lactobacillus và Bifidobacterium. Đây là các loại khuẩn có thể ngăn ngừa sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn Hp, chiếm 80% các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.
- Điều trị tiêu chảy ở trẻ em: Sữa chua có thể được sử dụng thay thế các loại sữa công thức ở trẻ em bị tiêu chảy thường xuyên hoặc có dấu hiệu đau dạ dày. Sử dụng sữa chua có thể tăng cường probiotic và cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ.
Sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và dạ dày. Do đó, người bệnh đau dạ dày có thể thường xuyên sử dụng sữa chua như một cách hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và cải thiện hệ thống miễn dịch.
Các loại sữa chua phù hợp cho người đau dạ dày
Hiện tại trên thị trường có nhiều loại sữa chua với các dạng sản xuất và thương hiệu khác nhau. Điều này có thể dẫn đến một số khó khăn khi lựa chọn loại sữa chua phù hợp cho người đau dạ dày.
Người bệnh có thể lựa chọn sữa chua theo một số nguyên tắc như:
- Tham khảo thành phần: Lựa chọn loại sữa chua có ít thành phần bổ sung như đường, thành phần tạo màu, hương liệu hoặc chất bảo quản.
- Tham khảo thành phần dinh dưỡng: Các sản phẩm có thành phần vitamin và canxi cao thường tốt cho hệ thống tiêu hóa, điều trị đau dạ dày và hệ thống miễn dịch.
- Tránh các loại phụ gia: Một số loại sữa chua thường được bổ sung thêm các loại đường hoặc chất tạo hương vị để tăng sự hấp dẫn với người dùng. Tuy nhiên, các chất phụ gia này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.
- Lựa chọn sản phẩm chứa vi khuẩn sống: Các loại sữa chua đã tiệt trùng hoặc được xử lý nhiệt thường chứa ít hoặc không chứa lợi khuẩn. Do đó, người bệnh nên chọn các loại sữa chua chứa lợi khuẩn sống để cải thiện hệ thống tiêu hóa.
Theo các tiêu chí lựa chọn sữa chua cho người đau dạ dày, người bệnh có thể tham khảo một số loại sữa chua như:
- Sữa chua Stonyfield Organic: Đây là các loại sữa chua được lên men hữu cơ và đa dạng các sản phẩm.
- Sữa chua nguyên chất Fage: Sản xuất các loại sữa chua Hy Lạp nguyên chất, có hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột.
- Sữa chua tự nhiên Dannon: Các sản phẩm sữa chua Danna đều được chứng nhận có chứa vi khuẩn sống hoạt động tích cực. Do đó, người đau dạ dày có thể bổ sung để tăng cường sức khỏe hệ thống tiêu hóa.
Một số lưu ý khi sử dụng sữa chua
Sữa chua rất tốt cho hệ thống tiêu hóa và sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
- Không nên sử dụng quá nhiều sữa chua để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Một người khỏe mạnh chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày.
- Không nên làm nóng sữa chua, kể cả khi sử dụng cho trẻ em. Điều này có thể tiêu diệt các loại lợi khuẩn trong sữa chua.
- Ăn sữa chua khi no, sau bữa ăn chính 1 giờ đồng hồ. Thời điểm ăn sữa chua phù hợp là vào buổi tối.
- Có thể kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm khác như trái cây, bánh mì, ngũ cốc,… Bên cạnh đó,, hạn chế sử dụng sữa chua với các loại thịt đông lạnh, thịt xông khói để tránh gây kích ứng dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa.
- Trao đổi với bác sĩ khi người bệnh cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Chloramphenicol hoặc kháng sinh thuộc nhóm Sunfonamides để tránh gây tương tác và mất tác dụng của thuốc.
Bên cạnh đó, một số đối tượng không được sử dụng sữa chua bao gồm:
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Người có bệnh tiểu đường, viêm gan, viêm tuyến tụy, bệnh nhân xơ cứng động mạch
Sữa chua là loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tiêu hóa cũng như hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch. Người đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua thường xuyên để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Khi sử dụng, người bệnh cần chú ý lựa chọn sản phẩm phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu sử dụng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: