Tuy nhiên, vì sao hàng ngàn năm qua phụ nữ Á Đông nói riêng và phụ nữ thế giới nói chung vẫn thích dùng trân châu trong lĩnh vực thẩm mỹ – kể cả làm trang sức, bôi thoa ngoài da và làm thuốc uống?
Có lẽ nguồn gốc của trân châu thì nhiều người đã biết rồi. Đó là hạt ngọc được lấy từ nhiều loài trai khác nhau thuộc họ Trân châu (Aviculidae hay Pteridae) (1).
Vài nét về trân châu (ngọc trai)
Trai là một loại động vật thân mềm và chỉ có lớp vỏ là cứng. Tuy nhiên, khi có sỏi cát lọt vào thân con trai, những hạt cát ấy sẽ kích thích lớp niêm mạc của con trai. Lúc này, cơ thể của một số loài trai lấy ngọc sẽ tiết ra một chất đặc biệt bao bọc cát sỏi ấy lại và về lâu dần, hạt cát sỏi ấy sẽ to thành các viên ngọc trai, cứng, bóng và sáng óng ánh nhiều màu sắc như chúng ta thường thấy (1).
Nhìn chung, trai nước ngọt hay trai nước mặn đều có thể tạo ngọc. Tuy nhiên, theo các đánh giá thì ngọc được lấy từ trai nước mặn là loại ngọc tốt hơn. Trước đây, nguồn ngọc trai thu được chủ yếu là từ mò bắt tự nhiên. Ngày nay, nguồn ngọc trai chủ yếu được thu hoạch từ việc nuôi trai và nghề nuôi trai lấy ngọc đã trở thành một trong những nghề mang lại lợi nhuận cao của cư dân miền biển (1).
Trong trân châu (ngọc trai) có các chất gì?
Trong hạt ngọc trai có nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, có thể kể đến thành phần canxi cacbonat với hàm lượng cao nhất (từ 90 – 92%), ngoài ra còn có chất hữu cơ, các axit amin và axit cacbonic… (1) (2).
Công dụng của ngọc trai và các bài thuốc giúp đẹp da
Thuốc uống: Từ xưa, ngọc trai đã được biết đến là vị thuốc có tác dụng làm đẹp “trong uống ngoài xoa”. Trong đó, dân gian ưu tiên dùng loại mới thu hoạch được (những loại đã để lâu thì chỉ dùng làm đồ trang sức).
Liều dùng: Cách dùng trân châu (ngọc trai) để làm đẹp có phần đặc biệt hơn so với các vị thuốc khác. Đó là mười ngày mới uống một lần và mỗi lần như vậy chỉ dùng một lượng rất nhỏ ở dạng bột (từ 0,6 – 0,9 g) (1) (2).
Tuy nhiên, ngày nay, việc uống ngọc trai cũng có một số bất lợi là chi phí đắt đỏ cho mỗi lần uống và nguy cơ uống nhầm ngọc trai giả, kém chất lượng cũng khá cao (chưa kể đến việc nếu dùng nhiều lần còn có thể dẫn đến dư thừa một số chất và gây ra các bệnh lý khác).
Kem bôi thoa: Được biết, các đào hát nổi tiếng xưa kia cũng rất thích dùng ngọc trai làm đẹp. Đời Đường, có cô đào hát tên là Bàng Tam Nương được nhiều người khen ngợi vì ở độ tuổi trung niên mà gương mặt vẫn trẻ trung, sắc diện và cung cách đều trang nhã. Đặc biệt, làn da của cô không khác gì những thiếu nữ. Có được ngoại hình như thế là nhờ bàng Tam Nương có một bí quyết làm đẹp riêng để dưỡng da (2).
Cách bào chế kem xoa mặt của cô đào hát này được ghi lại như sau:
- Nguyên liệu: bột ngọc trai, bột đá vân mẫu và bột đậu xanh (với tỉ lệ 1 : 3 : 5), xạ hương và long não (mỗi loại một ít, tán bột), mật ong (vừa đủ).
- Thực hiện: Trộn các thành phần trên lại với nhau cho thành dạng kem thoa. Mỗi lần dùng, ta lấy kem này xoa đều lên mặt (2).
- Công dụng của ngọc trai: Dưỡng da, giữ cho làn da luôn tươi trẻ vàng sáng đẹp.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: