Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Ngải cứu, vị thuốc tốt cho phụ nữ, làm đẹp da hay hiệu quả nhất

Cao chè vằng nguyên chất
Cây ngải cứu cầm máu, giải cảm, trị bệnh ngoài da

2. Tác dụng trị bệnh về da của ngải cứu

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngải cứu có nhiều thành phần dinh dưỡng và tinh dầu, một số hoạt chất trong ngải cứu có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, nhờ đó có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp da được nuôi dưỡng tốt hơn và có đủ nước.

Ngải cứu có tác dụng kích thích lên da non, làm liền các vết thương.

Trong ngải cứu còn có một thành phần có ích đối với việc làm đẹp da, là chất tanin – có tác dụng ngăn ngừa sự xuất hiện các mụn nước nhỏ, chữa bệnh chàm (eczema), và một số loại viêm da khác.

Ngải cứu còn có tác dụng phân giải các chất mỡ, loại trừ các thứ cặn bẩn trên mặt da, có thể làm sạch da ở những người có da nhờn. Ngải cứu còn có tác dụng giữ độ ẩm, nên cũng có tác dụng bảo vệ tốt đối với cả những người da khô. Do đó, ngải cứu có thể sử dụng cho tất cả các loại da.

2.1 Bài thuốc:

Lá ngải cứu khô 25-50g nấu với 1000ml nước, đậy kín nồi, đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa thêm 20 phút nữa; sau đó dùng vải lọc lấy nước, rót vào lọ sạch đã lau khô, cất vào tủ lạnh để dùng dần. Hoặc dùng 5g ngải cứu khô, nấu với 200ml nước, dùng hết trong ngày.

Buổi tối, sau khi rửa mặt, dùng khăn giấy thấm nước ngải cứu (có thể pha loãng), đắp lên da mặt và những chỗ da sần sùi, khoảng 4-5 phút khăn tự khô. Sau khi gỡ giấy ra, cũng có thể xoa thêm chút kem dưỡng da, để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nếu sợ khăn giấy có tẩm hương liệu gây dị ứng hoặc làm giảm tác dụng, có thể thay thế bằng miếng gạc hoặc vải sô sạch.

2.3 Công dụng: 

Dưỡng da, chữa ngứa da, chàm và mụn nước. Đối với trẻ nhỏ và những người da dễ dị ứng, có thể pha loãng để làm giảm bớt sự kích ứng đối với da.


  • Một số cây thuốc có tác dụng cầm máu

3. Những bài thuốc khác từ rau ngải cứu

Trị kinh nguyệt ra nhiều, tăng huyết áp gây kinh nhiều, xuất huyết tử cung: Ngải cứu 12g, sinh địa 10g, đương quy 10g, bạch thược 5g, xuyên khung 3g. Sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g a giao vào khuấy đều, chia 3 phần, uống trong ngày

Trị suy nhược cơ thể, làm ấm tử cung cho phụ nữ hiếm muộn: Bạch thược, đương quy, hương phụ, ngải cứu, thục địa, xuyên khung. Tán bột, hoàn viên. Ngày uống 12 – 16g.

Trị chóng mặt, buồn nôn, băng lậu, đới hạ, kinh nguyệt không đều: Đương quy, ngải cứu đều 80g, hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột. Dùng giấm nấu với nếp làm hồ, trộn với thuốc bột hoàn viên. Ngày uống 16g

Trị đau bụng kinh, rong kinh: Hương phụ, ngải cứu, mỗi vị 20-40g. Sắc uống. Ngày uống 2 lần. Có thể uống dưới dạng bột (4 – 8g) hay dạng cao đặc (2– 4g).

Thuốc an thai, trị động thai: Đại táo 12 quả, ngải cứu 24g, sinh khương 24g. Sắc uống.

Đau bụng, ra máu khi mang thai: Lá ngải cứu, lá tía tô, mỗi vị 16g, sắc uống.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: