Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Nếp than và đậu đen lòng xanh giúp điều trị loãng xương, thoái hóa xương khớp hay hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Bài thuốc kết hợp gạo nếp than và đậu đen lòng xanh

Ngoài các công dụng trên, dân gian còn dùng gạo nếp than (hoặc nếp cẩm), kết hợp với đậu đen xanh lòng để làm thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương, đau nhức khớp, thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng (nói chung là các bệnh về xương khớp).

Cách thực hiện bài thuốc: 

Để thực hiện bài thuốc nam hay này, bạn cần chuẩn bị 500 g gạo nếp than (hoặc nếp cẩm đều được) và 300 g đậu đen xanh lòng.

Đậu đen

Gạo nếp than

Thực hiện:

  • Lần lượt rang nếp than và đậu đen xanh lòng (rang riêng) bằng ngọn lửa vừa, đảo đều tay, rang đến khi thơm thì nhắc xuống. Lưu ý: không nên rang nếp quá đen vì khi uống sẽ bị đắng.
  • Lấy 1 chén nếp than đã rang cùng 1 vá (muôi) đậu đen xanh lòng đã rang, cho vào bình thủy cùng 1 lít nước sôi. Đậy nắp bình thủy và áp nước sôi từ 1 tiếng trở lên là bạn đã có thể sử dụng. Với phần nếp và đậu đen còn lại, bạn cho vào lọ thủy tinh và bảo quản nơi thoáng mát để dùng ở những lần tiếp theo.

Cách dùng:

Sau khi áp nước sôi 1 tiếng, bạn dùng nước ấy để uống thay nước trong ngày (mỗi lần uống một ít). Với phần nếp và đậu đen sau khi uống hết nước, bạn có thể đem đi nấu cho mềm rồi thêm đường và ăn như một món ăn vặt.

Đây là bài thuốc dễ thực hiện, dễ dùng và có công dụng rất tốt: không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, hỗ trợ điều trị đau nhức xương, thoái hóa đốt sống mà còn giúp thanh nhiệt giải độc. Chỉ cần kiên trì dùng bài thuốc này trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy xương khớp của mình được cải thiện. Nếu được, bạn có thể dùng thường xuyên như một loại nước giải khát, thanh nhiệt giải độc cho cơ thể (mỗi tuần dùng 2 lần).

Ngoài ra, đây còn là loại thức uống bổ sung canxi và chất xơ. Vì vậy, với những người ăn chay có cảm giác bị thiếu chất thì nên bổ sung hai loại thực phẩm này để cung cấp đủ canxi và đủ chất cần thiết cho cơ thể.

Lưu ý: Bạn không nên rang nếp và đậu đen quá nhiều vì bảo quản lâu sẽ mất mùi thơm, mỗi đợt, bạn chỉ cần rang vừa đủ dùng trong một thời gian rồi rang tiếp để mùi thơm của nếp và đậu được giữ lại. Nếu bạn là người thuộc thể hàn (tay, chân, bụng… hay lạnh) thì không nên dùng đậu đen xanh lòng. Cuối cùng, mặc dù đây là loại thức uống lành tính nhưng bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng trong thời gian dài để cải thiện sức khỏe xương khớp.

Phân biệt gạo nếp than và gạo nếp cẩm

Có nhiều người lầm tưởng nếp than chính là nếp cẩm vì màu sắc và hương vị của chúng khá giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai loại nếp khác nhau và giá trị dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau.

Gạo nếp cẩm

  • Lúa nếp than thường được Đồng bằng sông Cửu Long (nổi tiếng là Sóc Trăng), còn lúa nếp cẩm thường được trồng ở miền Tây Bắc (nổi tiếng là Điện Biên). Điều kiện tự nhiên của hai nơi có nhiều khác biệt nên dẫn đến sự khác biệt của hai loại nếp về cả hình dáng và giá trị dinh dưỡng (mặc dù thoạt nhìn thì chúng có vẻ giống nhau).
  • Hạt nếp than có màu đen sẫm gần như toàn bộ hạt nếp và thon dài còn nếp cẩm thì có màu tím thẫm, bụng hạt có màu vàng và hình dáng hạt thì no tròn hơn nếp than.
  • Về chất lượng thì gạo nếp cẩm có phần nhỉn hơn gạo nếp than. Vì vậy, người ta thường dùng gạo nếp cẩm để nấu xôi (xôi mềm hơn gạo nếp than).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: