Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Mướp khía “ty qua lạc” từ loại quả ngon đến các bài thuốc nam hay ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Theo cảm nhận của nhiều bà nội trợ thì mướp khía ngon hơn các loại mướp thông thường và có thể làm thành nhiều món ăn ngon như: mướp xào hành, mướp xào nấm đùi gà, mướp xào thịt bò, mướp xào mực, mướp xào thịt heo, mướp hấp nghêu, canh mướp nấm rơm… (dùng quả non).

Mướp khía xào mực

Ty qua lạc (xơ mướp khía) làm thuốc

Trong Đông y có vị thuốc “ty qua lạc”. Đây chính là xơ của quả mướp khía. Để có được vị thuốc này, ta để quả mướp chín tự nhiên đến khi thấy vỏ của nó chuyển sang màu vàng thì cắt xuống, gọt bỏ lớp vỏ, lắc và tách bỏ hạt rồi lấy riêng xơ mướp ra, đem phơi khô để dùng dần (1).

Ty qua lạc

Theo thuocnam.mws.vn, ty qua lạc có vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu huyết, giúp kinh lạc và máu huyết lưu thông. Ngoài ra, ty qua lạc còn giúp lợi tiểu, tiêu thũng (1). Trong đời sống hàng ngày, vị thuốc này thường được dùng trong các trường hợp như:

  • Bế kinh, phù thũng.
  • Ngực sườn và gân cốt tê đau.
  • Điều trị chứng sữa không thông ở phụ nữ sau sinh.
  • Điều trị viêm tuyến sữa.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy 10 – 15 g xơ mướp khô, nấu lấy nước uống (1).

Lá, dây, rễ và hạt mướp khía

: Lá mướp khía vừa đắng vừa chua, có tác dụng cầm máu và làm mát, giải độc. Vì vậy, dân gian hay dùng lá mướp để cầm máu khi bị thương và điều trị các bệnh ngoài da như mụn, chốc lở (rửa sạch, giã nát rồi đắp lên).

Dây: Dây mướp khía có vị ngọt, giúp giảm ho đờm, viêm mũi và làm thông kinh lạc trong cơ thể, ngoài ra còn được dùng điều trị viêm khí quản và đau nhức vùng thắt lưng (mỗi ngày, lấy từ 30 – 60 g, nấu lấy nước uống).

Trái mướp khía

Rễ: Rễ mướp khía có vị ngọt và thường được dùng điều trị chứng da lở loét, ngứa ngáy (có kèm chảy nước) bằng cách rửa sạch, giã giập rồi nấu lấy nước rửa ngoài da. Ngoài ra, vì có công dụng thanh nhiệt nên rễ cây còn được dùng điều trị viêm mũi (mỗi ngày sắc uống từ 15 – 30 g).

Hạt: Hạt mướp khía có vị ngọt nhẹ và thường được biết đến với tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, giảm táo bón (1).

Các nghiên cứu về mướp khía

Mướp khía có tên khoa học là Luffa acutangula, thuộc họ Bầu bí (2). Cho đến thời điểm hiện tại, các kết quả nghiên cứu cho thấy đây là một cây thuốc tiềm năng với nhiều hoạt tính như:

  • Hoạt tính bảo vệ gan: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ mướp khía giúp bảo vệ gan trước độc tính do CClvà Rifampicin gây ra (4).
  • Hoạt tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư: Theo tạp chí Pharmacognosy Journal, chiết xuất từ lá cây có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống ung thư cũng như các bệnh có liên quan đến oxy hóa, các bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật… (5). Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trái mướp khía có tác dụng chống oxy hóa và là nguồn cung cấp khoáng chất cho cơ thể (6).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: