Người nông dân phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để có được những hạt gạo nuôi sống ta bao đời nay và những người diêm dân cũng thế. Quanh năm suốt tháng quanh quẩn với nắng gió, với biển khơi, cần mẫn tạo ra những hạt muối trắng ngần.
Những vụ muối có khi bị rớt giá, khiến diêm dân lao đao nhưng họ vẫn bám nghề vì để giữ lại cái gọi là truyền thống dân tộc!
Hạt muối thấm đẫm giot mồ hôi vất vả đã từng xuất hiện trong những hoàn cảnh khốn khó nhất, để con người biết quý trọng khoảng thời gian cùng nhau vượt qua khó khăn.
Đó là “gừng cay, muối mặn” tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng những tháng ngày gian khó, đó là “bát cơm sẻ nửa, hạt muối chia đôi” của bộ đội và nhân dân trong những tháng ngày cùng nhau đánh giặc.
Trong văn hóa là thế, còn trong đời sống, muối cũng có vai trò rất quan trọng đối với con người, là thứ gia vị không thể thiếu.
À, không biết bạn đã nghe qua muối bùn chưa?
Muối bùn là gì?
Muối bùn là muối nguyên chất được lấy trực tiếp từ hầm muối hoặc ruộng muối (thường được sản xuất ở các tỉnh miền Trung). Ở dạng này, nó chứa nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể, chứa ít chất độc hại, ít chất tẩy (so với muối tinh chế) nên công dụng điều trị bệnh cũng cao hơn (cao hơn muối iot, muối bọt, …).
Thông thường, muối bùn được dùng để làm thuốc điều trị các bệnh về đường hô hấp.
Trong chuyến đi thực tế miền Trung vào 2 năm trước, một người chị đã mua về cho tôi vài túi muối bùn để dành sử dụng khi bị bệnh. Chị nói muối bùn được lấy trực tiếp từ hầm muối, chỉ sấy khô lại để dễ bảo quản, càng để lâu thì muối càng khô, không bị tôm nước hay ẩm ướt. Và muối bùn có công dụng tốt hơn muối bình thường, nấu ăn cũng ngon mà điều trị bệnh cũng tốt.
Công dụng của muối bùn
1. Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm amidan
Bạn có thể nấu nước muối bùn để sử dụng như sau:
- Cách nấu: Nấu sôi 1 lít nước sạch, cho vào hai muỗng muối bùn (muỗng canh), khuấy đều rồi tắt bếp. Để nguội phần nước muối bùn đã nấu, sau đó bảo quản bằng cách cho vào các chai lọ sạch để dùng dần.
- Cách dùng: Khi bị viêm họng hoặc viêm amidan (kể cả trường hợp nặng), bạn ngậm nước muối này, khò rồi nhổ ra (mỗi ngày từ 3 đến 4 lần).
Bên cạnh đó, nước muối này còn được dùng để sát trùng mũi và tai. Đối với những bệnh như viêm mũi dị ứng và viêm tai giữa; bạn có thể nhỏ mỗi ngày 2 lần (sáng và chiều), mỗi lần từ 3 đến 4 giọt. Nếu không nhỏ thì bạn có thể dùng tăm bông để chấm lên (chấm vào). Ngay cả khi bạn không bị bệnh, bạn cũng có thể dùng cách này để bảo vệ sức khỏe bản thân trước vi khuẩn và sự thay đổi phức tạp của thời tiết.
Lưu ý: Không pha muối quá mặn để tránh làm tổn thương nướu răng và da.
2. Giúp giảm đau nhức xương khớp, giảm các bệnh về da và giúp ngủ ngon
Muối bùn còn có công dụng tốt đối với những người bị lạnh chân, ngủ không ngon giấc. Bạn có thể thực hiện bài thuốc ngâm chân từ muối bùn mỗi ngày để có được giấc ngủ sâu hơn.
Cách ngâm đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 15 g muối bùn, một nhánh gừng (dùng cả lá gừng và phần củ, cắt gừng thành từng khúc để nấu).
- Nấu nước ngâm chân: Nấu sôi 1 lít nước sạch, cho gừng và muối bùn vào, nấu trong 5 phút rồi nhắc xuống, pha cùng nước lạnh để nước ngâm có độ ấm vừa đủ.
- Cách ngâm: Ngâm chân trong vòng 15 phút, sau đó lau khô chân và đi ngủ, không cần rửa lại với nước.
- Công dụng: Ngâm chân mỗi ngày trước khi đi ngủ bằng muối bùn và gừng sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn, ngoài ra còn làm thông kinh mạch trong cơ thể.
Lưu ý
Đối với trường hợp bị bệnh về da như vảy nến, chàm… và đau nhức xương khớp, bạn có thể ngâm toàn thân với nước muối bùn pha loãng (pha loãng muối bùn theo tỷ lệ 1 lít nước ấm tương đương 10 g muối bùn để tắm và ngâm trong bồn 15 phút, không được ngâm lâu hơn).
Theo kinh nghiệm dân gian thì khi ngâm tắm bằng cách này, các chất độc trong cơ thể sẽ được hút ra, đồng thời, máu huyết cũng lưu thông tốt hơn, bệnh đau nhức xương khớp cũng giảm và đặc biệt là làn da của bạn cũng sạch khuẩn, trở nên sáng mịn hơn. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên duy trì tắm mỗi tuần 3 lần để có làn da khỏe mạnh, sáng mịn nhé!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: