Cách nhận biết bệnh sỏi thận
Một số dấu hiệu dưới đây được cho là cách để nhận biết căn bệnh này. Hãy tới các bệnh viện và trung tâm y tế uy tín để làm các xét nghiệm cần thiết và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp khi có những dấu hiệu này.
- Đau: vị trí xuất hiện cơn đau là phần thắt lưng. Đây là vị trí giải phẫu của thận. Cơn đau không chỉ ở một điểm mà nó có xu hướng lan dọc theo niệu quản. Bệnh nhân đau dự dội, giống như người ta thường nói cơn đau quặn thận vậy.
- Tiểu buốt, khó tiểu: do bị sỏi chèn ép làm tắc đường dẫn nước tiểu nên bệnh nhân sẽ rất khó để đi. Thêm vào đó sỏi ma sát vào niêm mạc của niệu quản gây cho chúng ta khi đi tiểu có cảm giác buốt.
- Có trường hợp bệnh nhân tiểu ra máu: sỏi di chuyển bên trong đường niệu nên bệnh nhân khi đi tiểu sẽ gặp dấu hiệu này
- Sốt: dấu hiệu này xảy ra khi bệnh nhân đã có sự nhiễm khuẩn của nước tiểu. Thường trong trường hợp này bệnh nhân sốt cao từ 38,5- 40 độ.
Ngoài các triệu chứng này ra thì bệnh nhân còn cảm thấy rất mệt mỏi, mất nước, không còn sức lực. Khi người thân của chúng ta có những dấu hiệu này thì cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh sỏi thận và có hướng điều trị bệnh phù hợp với từng giai đoạn.
Hướng điều trị bệnh sỏi thận
Các dấu hiệu trên xảy ra đối với hầu hết các bệnh nhân đang bị bệnh, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà có những phương pháp, hướng điều trị hợp lý. Bạn đọc có thể tham khảo dưới đây:
– Đối với sỏi nhỏ, bệnh nhân có thể uống nước nhiều, uống nước râu ngô hay thuốc lợi tiểu cũng như một số loại thuốc nam để kích thích bài tiết, sỏi cũng theo đó ra ngoài. Người bệnh cũng có thể được uống thuốc giãn cơ để niệu quản không co thắt, đồng thời uống thuốc lợi tiểu để sỏi ra ngoài.
– Với các viên sỏi trong thận, niệu quản đã quá to khi phát hiện hoặc điều trị nội khoa không có kết quả, bệnh nhân có thể được chỉ định ngoại khoa (mổ thận lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, thậm chí làm ổ nội soi gắp sỏi).
Các phương pháp điều trị sỏi thận hiện nay
Dùng thuốc tán sỏi
Những nhiệm vụ mà thuốc tán sỏi cần phải đáp ứng được:
- Lợi tiểu, làm tan sỏi thận
- Giảm đau, sát khuẩn, kháng viêm, phòng chống nhiễm trùng
- Hỗ trợ chức năng thận
- Giãn cơ, giúp sỏi đào thải dễ dàng hơn qua đường tiết niệu
Hiện nay, những loại thuốc tán sỏi Tây y trên thị trường chỉ mới đáp ứng được nhiệm vụ: giảm đau, kháng khuẩn và lợi tiểu. Vậy nên, người bệnh thường tin tưởng sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc các loại thuốc tán sỏi chiết xuất hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên lành tính, không làm hại dạ dày, gan, thận và các bộ phận khác của cơ thể để điều trị bệnh.
Tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng một nguồn năng lượng sóng xung kích bên ngoài cơ thể để tán nhỏ sỏi, sau đó các mảnh sỏi nhỏ sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Phương pháp này thường được áp dụng điều trị những viên sỏi có kích thước lớn, khoảng 3cm, nằm ở bể thận, bởi môi trường nước ở bể thận là môi trường lan truyền sóng xung kích tốt nhất.
Tán sỏi qua da
Phương pháp tán sỏi qua da, các bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ, rạch 1 mũi khoảng 1cm trên da bệnh nhân, tạo 1 đường ống dẫn tới thận để đưa nguồn năng lượng vào phá vỡ sỏi. Sau đó các mảnh sỏi vỡ sẽ được hút, gắp ra ngoài.
Phương pháp này thường dùng trong điều trị những viên sỏi san hô, sỏi cứng, to khoảng 4 – 5cm, ở bể thận.
Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng
Phương pháp này sẽ đưa nguồn năng lượng vào tiếp xúc trực tiếp và phá vỡ sỏi thông qua 1 ống nội soi được đưa ngược từ niệu đạo, qua bàng quang, niệu quản, lên đến thận. Sỏi sau khi được tán thành các mảnh nhỏ sẽ được bơm rửa liên tục để đào thải ra ngoài.
Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng thường được áp dụng trong điều trị các viên sỏi có kích thước khoảng 3 – 5cm, nằm ở 2/3 dưới niệu quản và vị trí đốt sống L4, L5.
Mổ nội soi
Mổ nội soi có 2 phương pháp mổ nội soi, đều hạn chế gây xâm lấn một cách tối đa, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phương pháp phẫu thuật mổ mở. Phương pháp này có thể điều trị được hầu hết mọi loại sỏi, kể cả các loại sỏi có kích thước lớn, chắc, cứng, mật độ dày và nằm ở các vị trí khó tán.
Mổ mở
Phương pháp này chỉ áp dụng để điều trị khi sỏi có kích thước quá lớn hoặc chức năng thận của người bệnh yếu.
Phòng bệnh sỏi thận
Theo như các bác sĩ và các chuyên gia thì bệnh sỏi thận có thể được phòng tránh thành công và không quá khó khăn. Tham khảo một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
- Ăn uống cân đối 4 nhóm thức ăn (bột, đường, mỡ, vitamin), không nên thiên lệch một loại thực phẩm, rau quả nào.
- Uống nhiều nước (2 – 3 lít mỗi ngày), không uống dồn một lúc mà chia rải rác trong ngày.
- Khi bị u xơ tiền liệt tuyến phải xử lý ngay.
- Nếu bị dị dạng đường tiểu phải được phẫu thuật chỉnh hình.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ (nhất là với phụ nữ sau khi sinh), không dùng nước bẩn để vệ sinh cơ thể.
Để có thể biết cách nhận biết và hướng điều trị bệnh sỏi thận không phải là một vấn đề khó khăn, nếu chúng ta được tranh bị kiến thức và một chút để ý, theo dõi là có thể biết. Ngay từ bây giờ hãy lắng nghe cơ thể của chính bản thân để biết được chúng đang gặp vấn đề gì, từ đó có phương hướng giải quyết tránh khi bệnh nặng làm xảy ra các biến chứng nguy hiểm và chi phí điều trị cao.
Sỏi thận hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu mỗi người được tranh bị kiến thức để có những điều chỉnh về chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, tránh vận động mất quá nhiều nước và đi tiểu khi cảm thấy buồn,..
Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: