- Lợi ích thần kỳ từ hạt đậu đỏ mà bạn không nên bỏ qua
- Mách bạn những bài thuốc chữa bệnh từ hạt vừng
- Top 5 tác dụng tuyệt vời để phụ nữ nên ăn hoa chuối
Món ăn bài thuốc từ mộc nhĩ ngừa loãng xương và chống ung thư
Mộc nhĩ có thể phòng ngừa ung thư, loãng xương
Theo tin tức sức khỏe đời sống, mộc nhĩ không những là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu…
Theo kết nghiên cứu chỉ ra, mộc nhĩ đen có khả năng ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản, phòng chống tình trạng đông máu do ngẽn mạch, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu…
Trong mộc nhĩ đen có chất keo thực vật có tác dụng gom các bụi đất, tạp chất còn tồn dư trong đường tiêu hóa để cơ thể đào thải ra ngoài dễ dàng, góp phần làm sạch dạ dày và bộ máy tiêu hóa. Không những thế mộc nhĩ còn có tác dụng chống lão hóa, kháng khuẩn, chống phóng xạ và ức chế một số chủng tế bào ung thư.
Ngoài ra, những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch sử dụng mộc nhĩ đen chế biến những món ăn sẽ có tác dụng rất tốt.
Bên cạnh đó, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng đều là những thực phẩm chứa nhiều canxi. Cụ thể, trong mỗi 100g mộc nhĩ đen có tới 397mg canxi và mỗi 100g mộc nhĩ trắng có tới 380mg canxi, cao hơn hẳn so với đậu tương và đậu xanh. Trong thực tế, bữa ăn hàng ngày, lượng canxi thường không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể, hơn nữa, các nhân tố ức chế sự hấp thụ canxi lại tương đối nhiều, vì thế tình trạng thiếu canxi trong cơ thể rất dễ xảy ra dẫn đến các căn bệnh như còi xương, loãng xương. Do đó, mộc nhĩ sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời để ngừa bệnh loãng xương, còi xương.
Mộc nhĩ là thực phẩm giàu dinh dưỡng
Món ăn bài thuốc nam hay từ mộc nhĩ
Một số món ăn bài thuốc từ mộc nhĩ tốt cho sức khỏe và người bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch,… Cụ thể như sau:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị mộc nhĩ trắng 10g, mộc nhĩ đen 10g. Hai thứ ngâm nước ấm cho nở hết rồi làm sạch, đem chưng cách thủy với nước và đường phèn, chia ăn 2 lần.
Công dụng: Dùng cho người bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu…
Bài thuốc 2:
Mộc nhĩ trắng 20g, thịt lợn nạc 200g, gia vị vừa đủ. Mộc nhĩ làm sạch, thịt lợn thái chỉ; đem xào chín hai thứ với dầu thực vật. Tiếp đó, cho nước bột gạo pha loãng vào đun sôi một lát, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa các chứng đầu váng, tai ù, kém ăn, ăn chậm tiêu, nhịp tim chậm.
Chú ý: Không được dùng mộc nhĩ trắng đã biến chất, biểu hiện bằng các dấu hiệu: màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, có vết mốc hoặc dính lại với nhau. Việc dùng loại mộc nhĩ này có thể dẫn tới ngộ độc, gây tổn thương các cơ quan như ruột, gan, thận và trung khu thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến suy thận cấp tính và tử vong.
Bài thuốc 3:
Mộc nhĩ đen 15-30g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày.
Công dụng: Dưỡng âm chỉ huyết, thường dùng để phòng chống các chứng xuất huyết.
Bài thuốc 4:
Mộc nhĩ đen 60g, huyết dư thán 10g. Mộc nhĩ sao tới khi bốc khói là được, hai thứ tán bột, trộn đều, mỗi ngày uống 6-10g với nước ấm hoặc có pha một chút dấm thanh. Công dụng: Tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị băng lậu (băng là băng huyết, băng kinh; lậu là rong huyết, rong kinh).
Chú ý: Những người bị đi lỏng mạn tính do viêm đại tràng hoặc viêm dạ dày mạn tính thì không nên ăn mộc nhĩ đen.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: