Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Mộc qua, loại trái cây chuyên dùng làm thuốc và nhiều công dụng quý giúp trị bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Vài nét về vị thuốc mộc qua

Cây mộc qua, ở Trung Quốc gọi là niêm ngạnh hải đường, Tây mộc qua…, có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria.

Nhìn chung, cây này thường không cao lắm vì thuộc dạng thân gỗ nhỡ, cành có gai. Lá mộc qua có dạng răng cưa ở mép và mặt dưới có màu tím nhạt, có lá kèm. Hoa của cây có màu hồng đỏ rất đẹp, thỉnh thoảng cũng có khi có màu trắng hoặc hồng.

Hoa mộc qua

Quả mộc qua bóng, có màu vàng hoặc xanh xanh và có hương thơm nhẹ. Đây cũng là bộ phận được dùng làm thuốc của cây. Ở nước ta, vị thuốc này hầu như vẫn được nhập từ Trung Quốc (ở Trung Quốc thì Tứ Xuyên là nơi cho sản lượng và chất lượng tốt nhất) (1) (2) (3).

Mộc qua

Quả mộc qua chín tươi có tác dụng gì?

Quả mộc qua chín tươi ít được dùng ở nước ta nhưng lại khá phổ biến ở Trung Quốc. Theo thuocnam.mws.vn, mộc qua chua và chát nhưng có mùi thơm nhẹ và có tính ấm.

Được biết, loại quả này có thể điều trị nhiều trường hợp như:

  • Loét dạ dày (do ăn nhiều thực phẩm lạnh vào màu hè): lấy trái mộc qua chín vàng, xẻ làm 8 phần và chỉ ăn 1 phần vào lúc 10 giờ sáng.
  • Giúp thanh huyết (mát máu): ăn nửa quả chín vào lúc 9 giờ sáng.
  • Giúp giảm nóng gan: ăn nửa quả chín vào lúc 10 giờ sáng.
  • Giúp giảm đau họng: ăn nửa quả vào lúc 11 giờ sáng.
  • Điều trị hôi miệng: ăn 1/4 quả vào lúc 2 giờ chiều.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: ăn nửa quả vào lúc 5 giờ chiều.

Bên cạnh đó, dân gian Trung Quốc còn có bài thuốc giải cảm mạo vào tháng 7 bằng cách ép một nửa quả mộc qua chín, lấy nước, sau đó hòa với nước ép 5 quả kiwi chưa chín và 3,75 g bột nhân sâm, cùng uống hết trong ngày (4).

Mộc qua phơi khô có tác dụng gì?

Sau khi phơi khô, vị thuốc này được dùng với nhiều công dụng như:

  • Làm giãn gân xương, điều trị đau nhức chân tay, cơ và gân xương.
  • Chống co thắt, điều trị chuột rút.
  • Điều trị cước khí và phong tê thấp.
  • Chống nôn mửa, điều trị tiêu chảy, đau bụng.
  • Điều trị buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Giúp tạo máu.
  • Giúp ngừng ho và điều trị ho lâu ngày.
  • Điều trị thổ tả, kiết lỵ.

Cách dùng: nấu uống từ 6 – 12 g mỗi ngày.

Lưu ý: Những người bị bí tiểu không được uống. Ngoài ra, những người dạ dày nóng nhiệt cũng không được uống (1) (2) (3).

Vị thuốc (phơi khô)

Các bài thuốc kết hợp

Vị thuốc nam hay mộc qua (đã phơi khô) còn được kết hợp trong nhiều bài thuốc như:

1. Điều trị tê thấp và bị tổn thương do đòn đánh, té ngã

  • Chuẩn bị: 30 g mộc qua, 15 g uy linh tiên và 30 g ngũ gia bì.
  • Thực hiện: các vị trên xay nát thành bột và để dùng dần.
  • Liều lượng: mỗi lần uống thì lấy 9 g hỗn hợp bột hòa với nước ấm (hoặc với rượu) và uống (1).

2. Điều trị viêm dạ dày cấp tính, co thắt cơ ruột, tiêu chảy và nôn mửa

  • Chuẩn bị: 15 g mộc qua, 6 g tía tô, 6 g ngô thù du, 6 g củ gừng tươi và 6 g hồi hương.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống 1 thang mỗi ngày (1).

3. Điều trị thổ tả liên tục

  • Chuẩn bị: 20 g mộc qua, 10 g củ gừng khô và 10 g hồi hương.
  • Thực hiện: nấu lấy nước uống (3).

Thông tin thêm

Ngoài quả mộc qua được nói đến trong bài viết này thì ở Trung Quốc, người ta còn dùng quả của cây khác với công dụng tương tự, đó là cây Chaenomeles sinensis (quả của cây này to hơn) (1). Vì vậy, khi có nhu cầu dùng làm thuốc, bạn nên lưu ý về tên gọi và tên khoa học của vị thuốc này.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: