Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Măng cụt và 9 bài thuốc giúp điều trị bệnh dạ dày, tiêu chảy, ngăn ngừa ung thư…ít người bệnh biết đến

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả

Măng cụt là cây ăn quả nhiệt đới, thân gỗ, sống lâu năm. Cây to, có nhiều cành, tán rộng, có thể cao đến 25 mét. Đâm vào thân cây thấy có nhựa vàng chảy ra.

Lá măng cụt màu xanh đậm và bóng ở trên, mặt dưới nhạt hơn. Lá mọc đối, chất dày cứng và không có lông tơ. Cây cho ra hoa đa tính. Trên cùng một cây có thể mọc cả hoa cái, hoa đực lẫn hoa lưỡng tính. Hoa mọc thành chùm hoặc đơn độc, có 4 cánh màu trắng kem phớt đỏ bên trên 4 lá đài cứng. Trong hoa có bầu và 16 – 17 nhị hoa.

Quả măng cụt có hình tròn, khi còn non màu xanh nhạt, sau đó dần chuyển sang sắc tím nhạt, tím đỏ như màu rượu vang. Quả mang đài, lớp vỏ ngoài khá dai, chất bên trong vỏ xốp. Mỗi quả chứa 5 – 8 múi trắng, vị chua ngọt, ở giữa thịt quả có hạt to màu nâu. Loại quả này được mệnh danh là nữ hoàng trái cây, có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người ưa chuộng.

Hình ảnh cây măng cụt
Hình ảnh cây măng cụt

Phân bố, thu hái và bảo quản

Măng cụt có giá trị dinh dưỡng cao, lại còn có giá trị dược liệu nên được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Myanma, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Sri Lanka.  Ở nước ta, măng cụt là loại di thực được các nhà truyền giáo mang giống từ nước ngoài về. Cây ưa sống ở những vùng khí hậu nóng ấm nên được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền nam như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương hay Gia Định. Một số khu vực ở Huế cũng trồng măng cụt nhưng rất ít, năng suất thấp.

Cây măng cụt sử dụng vỏ quả và cỏ thân cây làm thuốc trị bệnh, có thể thu hoạch quanh năm. Vỏ cây được lột đem về rửa sạch, bằm nhỏ, phơi khô. Riêng vỏ quả phải đợi đến mùa cây ra trái và cho quả chín, thường là vào tháng 5 – tháng 8 hàng năm. Sau khi ăn lớp thịt màu trắng bên trong, vỏ sẽ được giữ lại, để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô tích trữ làm thuốc.

Thành phần hóa học

Vỏ quả chứa: 

  • Mangostin: Chất làm lên vị đắng của vỏ
  • Tanin 7 – 13%
  • Nhựa
  • Xanthones

Vỏ thân: Vỏ thân cây măng cụt chứa thành phần chủ yếu là tanin.

Thịt quả: Năng lượng, Cacbonhydrat, chất xơ, chất béo, photpho, kali, sắt, manganm, vitamin nhóm B, C, natri cùng nhiều loại khoáng tố khác

Lá măng cụt: Xanthones, Tri – hydroxy methoxy

Dược liệu măng cụt có tác dụng gì?

Măng cụt còn đem lại một số công dụng chữa bệnh như sau:

Theo Đông y

  • Vỏ quả măng cụt có tác dụng làm săn da, trừ lỵ, cầm tiêu chảy. Chủ trị tiêu chảy, kiết lỵ, khí hư, bạch đới.
  • Vỏ thân cây có tác dụng chữa tiêu chảy.
  • Quả măng cụt sử dụng vỏ làm thuốc chữa bệnh
Cây măng cụt có nhiều tác dụng điều trị bệnh
Cây măng cụt có nhiều tác dụng điều trị bệnh

Theo nghiên cứu hiện đại

Trong vỏ quả chứa nhiều hoạt chất xanthones. Chất này thể hiện đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm rõ rệt. Súc miệng bằng nước sắc vỏ măng cụt sau khi ăn có tác dụng giảm mùi thức ăn, chống lại sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, ngăn ngừa hôi miệng và mang lại hơi thở thơm tho hơn.

Nhiều nghiên cứu được công bố tại Mỹ cho thấy, trong vỏ quả măng cụt chứa các chất có khả năng chống lão hóa mạnh mẽ hơn cả vitamin C, E. Vì vậy mà vỏ măng cụt thường được dùng làm trà hoặc mặt nạ đắp mặt chống lão hóa da. Chiết xuất từ dược liệu cũng được sử dụng trong nhiều sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da.

Thành phần Xanthones trong vỏ quả còn giúp cơ thể chống lại tác hại của cholesterol xấu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị béo phì nên được dùng làm thuốc giảm cân. Uống trà vỏ măng cụt hàng ngày sẽ giúp làm săn chắc da và ổn định cân nặng của cơ thể.

Với hệ tiêu hóa: Xanthones có thể giúp làm bền các tế bào và đẩy mạnh quá trình chuyển hóa thức ăn thành một dạng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể. Chiết xuất từ vỏ quả có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đặc biệt là bệnh kiết lỵ.

Ngăn ngừa ung thư: Chất Garcinone E trong vỏ quả măng cụt đã được chứng minh về khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ở gan, phổi và dạ dày. Bên cạnh đó, hợp chất xanthone cũng giúp giảm tác hại của các gốc tự do, tiêu diệt các tế bào ác tính.

Trong thịt quả măng cụt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm cân, giữ dáng, ổn định lượng đường trong máu, kích thích tiêu hóa, chống táo bón…

Bài thuốc chữa bệnh từ măng cụt

Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:

Điều trị rạn da ở phụ nữ sau sinh

Phơi vỏ quả măng cụt khoảng 2 nắng cho vỏ hơi khô se lại. Cho dược liệu vào bình thủy tinh rồi đổ ngập rượu trắng 40 độ vào ngâm trong 2 tuần. Khi sử dụng gạn một ít rượu ra thoa bóp và mát xa lên những khu vực da bị rạn như bụng, mông, đùi hay hông…

hết rạn da sau sinh nhờ măng cụt
Hết rạn da sau sinh nhờ măng cụt

Chấm dứt tiêu chảy viêm dạ dày ruột

  • Bài 1: Lấy 10 cái vỏ quả măng cụt, bẻ nhỏ, cho vào nồi đất, thêm 500ml nước vào, dùng tàu lá chuối đậy kín bên trên. Đem đun thuốc cho sôi rồi vặn nhỏ lửa cho đến khi nước chuyển sang màu đỏ sẫm của dược liệu. Mỗi ngày uống 3 – 4 chén cho đến khi cầm tiêu chảy.
  • Bài 2: Lấy 24g vỏ măng cụt khô đem sắc cùng 24g hạt thì là. Nước thuốc thu được chia làm 2 lần uống trong ngày để chữa tiêu chảy.

Chuyên gia Metaherb cho biết: “Măng cụt từ lâu đã được sử dụng trong nhiều loại thuốc chống viêm dạ dày ở các nước Đông Nam Á. Các chiết xuất từ dược liệu có tác dụng chống dị ứng, chống viêm, giảm đau thông qua hiệu ứng ức chế giải phóng histamin và prostaglandin, các chất gây viêm trong cơ thể”.

Chữa nám da, tàn nhang

Lấy vỏ măng cụt tươi rửa sạch với nước muối. Sau đó dùng thìa nạo lấy phần thịt vỏ mềm bên trong, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Sau cùng trộn thêm vào 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất và 1 thìa nước cốt chanh. Dùng hỗn hợp này thoa và mát xa cho vùng da bị nám tàn nhang 3 lần mỗi tuần, mỗi lần để khoảng 20 phút mới rửa lại cho sạch.

Điều trị bệnh lỵ

  • Bài 1: Kết hợp 6g vỏ quả măng cụt với 8g cây mã xỉ hiện ( rau sam), 8g rau má, 8g bạch hoa thảo, 8g cỏ sữa, 6g trà xanh, 4g quốc lão (cam thảo ),4g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi. Nấu nước gạn uống vài lần trong ngày.
  • Bài 2: Dùng 8g vỏ quả măng cụt ( nướng thơm), 10g tích tuyết thảo, 8g rau dền tía, 8g dã hòe, 8g gương sen, 8g củ rối (sao đen), 4g quốc lão, 8g vỏ lựu, 6g hạt cau già và 4g trần bì ( nướng ). Sắc thuốc uống ngày 1 thang.

Giảm mụn trứng cá

Nạo phần bên trong của vỏ quả măng cụt, phơi khô, tán bột mịn. Để sử dụng, trộn lượng bột thuốc vừa đủ chung với dầu ô liu tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Thoa một lớp mỏng lên khu vực bị mụn 30 phút. Lặp lại mỗi tuần 3 lần để nốt mụn nhanh xẹp.

Măng cụt có công dụng trị mụn hiệu quả
Măng cụt có công dụng trị mụn hiệu quả

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư

  • Bài 1: Phơi khô vỏ măng cụt nấu nước uống thay trà trong ngày
  • Bài 2: Dùng vỏ măng cụt khô kết hợp với một số dược liệu khác như hạt thìa, hạt cây rau mùi, quốc lão, sinh khương và trần bì lượng… theo liều lượng hướng dẫn của thầy thuốc. Sắc uống.

Giảm cân, chữa béo phì

Thái nhỏ vỏ quả măng cụt, đem phơi khô. Hàng ngày lấy 1 nắm nhỏ cho vào ấm hãm với nước sôi. Ủ khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong dược liệu tiết hết ra nước. Gạn uống nhiều lần cho hết.

Trị hôi miệng

Nạo lớp thịt bên trong vỏ quả măng cụt đem xay nhuyễn cùng với 2 thìa mật ong và 200ml nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường và đá vào uống tùy theo sở thích.

Giải nhiệt, giảm nóng trong cho cơ thể

Ép măng cụt lấy nước. Thêm vào 1 thìa nước cốt chanh và đường, quậy đều lên rồi thưởng thức. Có thể thêm đá hoặc cho vào tủ lạnh để làm mát trước khi uống.

Măng cụt thanh nhiệt, giải độc hiệu quả
Măng cụt thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Lưu ý khi sử dụng măng cụt

Người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Không nên ăn quả măng cụt hoặc sử dụng dược liệu liên tục trong thời gian dài. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tiêu thụ măng cụt trong 12 tháng liên tiếp có thể khiến cơ thể bị nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Chất này tích tụ nhiều trong máu sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn ói, yếu người, dị ứng da, nổi mẩn ngứa, sốc hoặc thậm chí là gây nguy hiểm cho tính mạng.
  • Bệnh nhân đang chuẩn bị làm phẫu thuật không nên dùng măng cụt trong khoảng thời gian trước đó 2 tuần. Chất xanthones trong dược liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm vết mổ bị chảy máu nhiều.
  • Đảm bảo dược liệu được sử dụng không bị nhiễm thuốc trừ sâu và chất hóa học độc hại. Sử dụng vỏ măng cụt sạch, biết rõ nguồn gốc xuất xứ để làm thuốc nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
  • Măng cụt có tính mát nên tránh ăn cùng lúc với các loại thực phẩm có đặc tính tương tự như dưa hấu, măng tây, dừa, dưa leo hay đậu tương.
  • Sử dụng dụng cụ bằng gỗ hoặc nồi đất để chế biến thuốc. Tránh dùng đồ kim loại
  • Bệnh nhân bị dị ứng với một trong các thành phần của măng cụt thì không nên dùng dưới mọi hình thức.
Lưu ý sử dụng dược liệu đúng cách
Lưu ý sử dụng dược liệu đúng cách

Theo nhiều chuyên gia y tế, đa số người bệnh đau dạ dày thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên nhiều biến chứng làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa. Vì vậy, điều trị dứt điểm bệnh lý đau dạ dày là đều cần thiết người bệnh nên làm.

Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh bằng măng cụt, người bệnh có thể sử dụng thêm một số vị thảo dược tự nhiên điều bảo vệ dạ dày hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo như: chè dây, lá khôi, khổ sâm, cam thảo, tinh chất curcumin từ nghệ…

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: