Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Măng cụt, đặc sản Nam Bộ và những công dụng đáng ghi nhận ít ai biết

Cao chè vằng nguyên chất

Thật vậy, quả măng cụt không chỉ hấp dẫn ở vị ngọt thanh, mùi thơm dịu mát mà còn ở cái màu trắng muốt như bông gòn của thịt quả mà đâu đó, các chàng trai đã lấy nó làm lời đối đáp giao duyên để nói hộ tấm lòng mình:

“Măng cụt Hàm Luông

Vỏ ngoài nâu, trong trắng tợ bông gòn

Anh đây nói thiệt, sao em còn so đo?” (2)

Không chỉ có giá trị văn hóa, ẩm thực, các bộ phận của cây măng cụt còn được dùng để làm thuốc và làm đẹp.

Đặc điểm

Măng cụt (tên khoa học: Garcinia mangostana, họ Bứa: Clusiaceae) (3) là cây ăn quả nhiệt đới lâu năm, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ (ngoài ra còn có tên là giáng châu, Trung Quốc thì gọi măng cụt là sơn trúc (山竹) mặc dù phải nhập giống cây này). Cây thuộc dạng thân gỗ, vỏ màu đen, có nhựa màu vàng và có thể cao đến 25 m. Lá măng cụt thuôn nhọn, khá dày và có màu lục sẫm.

Hình ảnh quả măng cụt

Quả măng cụt hình cầu, nhỏ hơn quả cam, có vỏ ngoài dày, cứng, xốp, màu nâu tím hoặc tím đậm (lớp vỏ xốp có màu đỏ tươi) và chứa nhựa vàng. Một điểm khá ấn tượng là quả măng cụt trông rất dễ thương bởi vẫn còn các lá đài (mọc ở cuống quả) và đầu nhụy (ở đỉnh quả). Đặc biệt, quả măng cụt có nhiều múi bên trong (như quả bòn bon, dâu da…), bao quanh các hạt là lớp thịt trắng muốt, chua ngọt thanh mát và thơm dịu (sau khi chín vài ngày thì lớp thịt bị ngả màu vàng, kém thơm nên ăn lúc vừa chín tới là ngon nhất).

Giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của quả măng cụt

Thịt quả: Măng cụt là loại quả chứa nhiều đường (17, 91 g/ 100 g) và có mức năng lượng khá (73 kcal/ 100 g thịt quả). Cũng như nhiều loại trái cây khác, măng cụt còn chứa chất xơ, chất đạm, chất béo, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và các khoáng chất như Can xi, Sắt, Ma giê, Phốt pho, Man gan, Ka li, Na tri, Kẽm…  (3). Vì vậy, ăn măng cụt giúp cơ thể khỏe khoắn, chậm lão hóa và phòng ngừa ung thư.

Vỏ quả: Vỏ măng cụt có tác dụng làm săn se, kháng viêm, kháng khuẩn, được nhiều nước dùng làm thuốc điều trị tiêu chảy, kiết lỵ, vàng da. Cách dùng: dùng nồi đất hoặc nồi đồng đun vỏ của 10 quả măng cụt (vỏ của quả chín), đun sôi kỹ trong 15 phút, mỗi ngày uống khoảng 3, 4 chén (4).

Hình cây măng cụt

Một số nghiên cứu về măng cụt

  • Theo Tạp chí Thực phẩm và hóa chất độc (Food and Chemical Toxicology), chiết xuất từ vỏ quả măng cụt có tác dụng chống o xy hóa, chống dị ứng, ngừa bệnh ung thư, kháng viêm, kháng khuẩn và chống vi rút (6).
  • Theo Tập san hóa chất và dược phẩm (Chemical and Pharmaceutical bulletin), các chiết xuất từ vỏ quả măng cụt non (ở giai đoạn 7 tuần phát triển) có khả năng chống lại tế bào ung thư biểu bì miệng, ung thư vú và ung thư phổi tế bào nhỏ (7).
  • Theo Tạp chí Thực hành và điều hành y tế (Medical principals and Practice), kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy chiết xuất nước và ethanol 50 % từ vỏ măng cụt còn có tiềm năng bảo vệ thần kinh mạnh mẽ (8).
  • Theo Tạp chí Hóa sinh (Phytochemistry), chiết xuất ethanol từ vỏ quả măng cụt còn có tác dụng hạ đường huyết sau khi ăn (ở chuột thí nghiệm) (9).

Chính vì những giá trị và tiềm năng làm thuốc kể trên mà măng cụt còn được mệnh danh là “nữ hoàng trái cây” (“the queen of fruits”) (6).

Lưu ý

  • Những người không nên dùng măng cụt: bệnh nhân ung thư đang xạ trị, người bị bệnh về tiêu hóa và mẫn cảm với măng cụt.
  • Tránh nấu thuốc từ măng cụt trong các dụng cụ bằng sắt.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: