Chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?
Lá tía tô là một loại rau quen thuộc trong cuộc sống con người. Bên cạnh công dụng có thể chế biến trong món ăn, lá tía tô còn chứa một số thành phần hoạt chất giúp điều trị bệnh gút hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên kiên trì sử dụng các bài thuốc từ lá cây tía tô.Theo nhiều tài liệu , lá tía tô có một số công dụng sau đây:
- Lá tía tô có tính ấm, vị cay, khi đi vào cơ thể sẽ bổ Kinh, Tâm, Phế, Tỳ, có lợi cho tuần hoàn, thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
- Trong lá tía tô có chứa hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Sử dụng lá thường xuyên giúp giảm viêm, sưng nhức ở các khớp xương.
- Thành phần limonene, dihydrocumin, CI – Pinen, có khả năng ứng chế sự hoạt động của men Xanthin Oxidase, hạn chế hình thành acid uric trong máu, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
- Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng, người bệnh nên sử dụng lá tía tô thường xuyên, để là trung hòa lượng acid uric trong máu. Từ đó, giảm các tinh thể muối urat lắng đọng trong các khớp, giảm cơn đau dữ dội tái phát, hạn chế gây biến dạng khớp.
- Ngoài ra, loại lá này còn cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin cần thiết ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, suy thận,…
Chuyên gia hướng dẫn cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô rất đơn giản, có độ an toàn cao, lành tính và không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể chế biến thuốc chữa bệnh từ lá tía tô theo 7 cách trong bài.
Uống nước tía tô
Trà lá tía tô có công dụng kháng khuẩn, phòng tránh biến chứng nhiễm khuẩn ở khớp xương. Bên cạnh đó, bài thuốc này còn giúp giảm đau, giảm sưng viêm rất tốt. Cách chế biến rất đơn giản:
- Lựa chọn lá tía tô tươi, không có hiện tượng sâu lá, rửa sạch.
- Đun sôi cùng 1 lít nước sôi, thêm 1 ít muối trong vòng 10 phút.
- Sử dụng nước lá tía tô thay nước uống hàng ngày .
Lưu ý, không nên đun lá tía tô quá lâu trên lửa to, vì có thể làm mất các dưỡng chất trong bài thuốc.
Thường xuyên đắp lá tía tô
Kết hợp chữa trị bên trong và bên ngoài là cách chữa bệnh gút được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Đắp lá tía tô song sử dụng nước uống giúp tăng cường đào thải acid uric trong máu, giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh nên đắp lá tía tô theo những bước sau đây:
- Chọn những lá còn non, tươi, rửa sạch trong nước uống.
- Giã nát lá tía tô tươi.
- Sau đó đắp trực tiếp lên vùng sưng, đau nhức và có nổi hạt tophi.
Lưu ý, khi đắp người bệnh hạn chế di chuyển, sử dụng 1 lần/1 ngày và kết hợp cùng nước uống để đạt hiệu quả cao nhất.
Kết hợp lá tía tô trong bữa cơm
Lá tía tô được biết đến là một loại rau dễ ăn, có vị cay nồng thường kết hợp với các món ăn trong mâm cơm hàng ngày. Ăn lá tía tô thường xuyên giúp phòng chống biến chứng gút, tiểu đường, mỡ máu và cảm lạnh.
- Người bệnh nên lưu ý khi ăn lá tía tô sống: Rửa sạch lá tía tô.
- Không nên dùng những lá sâu hoặc đã bị héo úa.
- Ngâm rửa với muối để loại bỏ triệt để vi khuẩn.
- Đối với người bệnh có hệ tiêu hóa kém không nên ăn sống lá tía tô.
Một số món ăn được chế biến có thành phần là lá tía tô rất tốt cho người bị bệnh gút như:
Cháo tía tô
Nguyên liệu: Để nấu cháo tía tô bạn cần 100g gạo tẻ, 1 bó rau tía tô tươi, 1 quả trứng gà, hành tím, hành lá, gừng tươi và các loại gia vị.
Cách làm:
- Gừng bạn cạo bỏ phần vỏ ngoài, rửa thật sạch lại với nước. Tiếp bạn đem gừng đã rửa sạch thái thành nhiều sợi nhỏ.
- Hành tím bạn lột bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Hành lá cắt gốc, loại bỏ lá sâu, hỏng, rửa sạch và thái nhỏ.
- Lá tía tô bạn cũng nhặt lấy phần tươi, bỏ phần héo úa, rửa thật sạch. Tiếp đó bạn dùng dao thái thành nhiều sợi nhỏ.
- Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi dùng phần gừng đã thái sợi trước đó, thêm lượng nước vừa phải và đun sôi. Khi nồi cháo sôi bạn đun tiếp với lửa nhỏ.
- Khi cháo đã chín nhuyễn, bạn đập trứng vào nồi và dùng thìa để khuấy đều lên. Tiếp đó nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng ăn là được.
- Cháo sôi lại lần nữa thì bạn tắt bếp và cho hành lá, tía tô đã sơ chế vào nồi, trộn đều lên.
- Cuối cùng múc cháo ra bát và ăn ngay khi còn nóng ấm để đạt hiệu quả trị bệnh cao nhất.
Canh tía tô rau dền
Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị 10g rau tía tô, 10g hạt cây củ cải, 100g rau dền tươi cùng một số loại gia vị.
Cách làm:
- Để làm món canh này, bạn đem lá tía tô cùng rau rền đi nhặt bỏ phần hỏng, rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn. Bạn vớt ra rổ cho ráo nước và dùng dao thái thành nhiều khúc ngắn.
- Cho hạt cây củ cải vào nồi, đổ thêm nước và bắc lên bếp, đun sôi. Bạn cho thêm rau dền và tía tô vào nấu chung với nhau.
- Khi nước đã sôi bạn bật nhỏ lửa, nấu chín rau thì nêm gia vị vừa miệng là có thể thưởng thức.
Trứng chiên lá tía tô
Nguyên liệu: 3 quả trứng gà ta, nửa củ cà rốt, 1 củ hành tím, 1 nắm lá tía tô và các gia vị cần thiết.
Cách làm:
- Lá tía tô bạn dùng nước rửa thật sạch sau đó cắt thành khúc nhỏ.
- Cà rốt bạn gọt vỏ, rửa sạch rồi đem băm nhỏ.
- Hành tím bạn đem lột vỏ, rửa sạch và thái thành lát mỏng.
- Bạn đập trứng ra bát, nêm gia vị vào và đánh tan.
- Tiếp theo bạn cho lá tía tô, cà rốt, hành tím đã sơ chế vào bát trứng và trộn đều.
- Cho dầu vào chảo và bắc lên bếp đun sôi. Khi dầu đã nóng bạn đổ trứng vào chiên như bình thường.
- Khi trứng chín bạn tắt bếp và gắp ra đĩa, thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng.
Sử dụng lá tía tô khô
Người bệnh phơi lá tía tô dưới ánh nắng mặt trời. Sau đó, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày, sử dụng 1 thìa canh bột lá tía tô hòa cùng 1 ly nước ấm và uống. Duy trì đều đặn 2 lần/1 ngày. Bột lá tía tô khô rất dễ sử dụng, tiện lợi với người có công việc bận rộn hoặc thường xuyên di chuyển. Sử dụng lâu dài bài thuốc này, các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, uống bột lá tía tô khô còn giúp lợi tiểu và tăng kích thích tuyến mồ hôi, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu hiệu quả.
Ngâm chân trong nước lá tía tô
Ngâm chân trong nước lá tía tô giúp thư giãn gân cốt, giúp máu lưu thông dễ dàng. Thực hiện cách điều trị này thường xuyên, người bệnh có thể thấy cơn đau giảm rõ rệt, kích thước các hạt tophi cũng giảm nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể kết hợp ngâm chân và ăn lá tía tô sống để hạ nồng độ acid uric trong máu. Người bệnh ngâm chân theo hướng dẫn sau:
- Đun sôi lá tía tô tươi, có độ già với khoảng 1 lít nước trong 10 phút
- Sau đó để nước nguội bớt, để tránh làm bỏng da
- Mỗi tối trước khi đi ngủ ngâm khoảng 30 phút
- Người bệnh nên kiên trì thực hiện để đạt được hiệu quả cao nhất
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin chọn. Tuy nhiên về hiệu quả chữa trị dứt điểm, phương thuốc này chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc điều trị, người bệnh nên kết hợp thêm với một số phương pháp khác.
Lá tía tô kết hợp thuốc nam hay giúp chữa trị dứt điểm bệnh
Các vị thuốc nam hay khi sử dụng song song cùng nước lá tía tô giúp tăng khả năng đào thải acid uric, bổ gan, bổ thận, nâng cao sức khỏe xương khớp, phòng chống biến chứng bệnh. Một số bài thuốc nam hay cổ thường áp dụng cơ chế “bảo toàn” trong chữa trị gút. Các vị thảo dược có trong bài thuốc được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm giảm sưng viêm: Dược chất tấn công trực tiếp vào các khớp xương bị sưng tấy đỏ, có dấu hiệu viêm và xuất hiện hạt tophi.
- Nhóm tăng cường tuần hoàn: Bên cạnh cải thiện triệu chứng bệnh gút nhanh chóng, những vị thảo dược còn giúp tăng cường sức khỏe tuần hoàn, cân bằng nồng độ acid uric trong máu, thanh nhiệt giải độc cơ thể, phòng ngừa biến chứng.
- Nhóm bảo vệ sức khỏe người bệnh: Những loại thảo dược giúp bồi bổ cơ thể thường được kết hợp thêm trong các bài thuốc Đông y cổ. Bởi lẽ, các danh ý mong muốn nâng cao sức khỏe người bệnh để quá trình điều trị không bị gián đoạn.
Người bệnh nên tham khảo một số bài thuốc sau:
- Gia vi tam diệu thang: Đương quy, tri mẫu, thanh đại, ngưu tất, hoàng bá, tỳ giải, thương truật, mộc qua, kê huyết đằng, xách thược, ý dĩ nhân, hoạt trạch. Sắc uống mỗi ngày một thang để hạn chế hình thành tinh thể muối urat trong ổ khớp.
- Nghiệm Phương: Tế tân, ô đầu chế, xích thược, thổ phục linh, tỳ giải, quế chi, toàn đương quy, uy thiên linh, ý dĩ nhân, mộc thông. Sắc mỗi ngày 1 thang giúp làm giảm cơn đau và tan dần các u cục.
- Bài thuốc trị gout: Là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 chế phẩm thuốc. Có tác dụng chống viêm, giảm sưng nhức, tăng giải độc cơ thể, lợi thận. Bài thuốc bao gồm các thảo dược như hy thiêm thảo, trạch tả, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh…
Lưu ý khi chữa bệnh gút bằng lá tía tô
Chữa bệnh gút bằng lá tía tô có hiệu quả cao, giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng phương pháp này. Khi sử dụng quá nhiều lá tía tô trong thời gian ngắn, người bệnh thường gặp một số tác dụng phụ sau:
- Tiêu chảy: Lá có chứa hàm lượng chất xơ và khoáng chất cao. Khi sử dụng liên tục gây nên tình trạng đi ngoài phân lỏng.
- Tinh dầu trong lá tía tô có thể gây dị ứng với một số đối tượng. Vì vậy trước khi sử dụng, bạn nên thử tinh dầu của lá trên da xem có phản ứng tiêu cực hay không.
- Người bệnh không nên sử dụng lá tía tô đã héo, bởi lẽ hoạt chất trong lá lúc này đã bị biến đổi, không tốt cho cơ thể con người.
- Lạm dụng chữa bệnh gút bằng lá tía tô có thể gây nên tác dụng phụ như: Tăng tiết mồ hôi, huyết áp cao…. Tốt hơn hết, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Các cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô kể trên mặc dù rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng để mang lại hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Lá tía tô có dược tính thấp vì thế để dùng nó chữa bệnh bạn cần kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày, trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả.
- Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác cần thông báo với bác sĩ điều trị. Nếu không bạn cần đợi đến khi uống hết thuốc mới áp dụng cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô. Điều này nhằm mang lại hiệu quả cao nhất của bài thuốc mà không gây ra các tác dụng phụ xấu.
- Phương pháp chữa bệnh bằng lá tía tô này không phù hợp với những người bị gút nặng. Nó chỉ ưu tiên áp dụng với đối tượng mới mắc bệnh gút, các dấu hiệu ở mức độ nhẹ.
- Trong thời gian dùng lá tía tô chữa bệnh, bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Cụ thể người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, kiêng thịt đỏ, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, chất xơ.
- Kết hợp tập luyện thể dục thể thao vừa sức mỗi ngày 30 phút để cải thiện đề kháng, tăng khả năng điều trị bệnh.
- Trường hợp sử dụng lá tía tô trị bệnh trong thời gian dài nhưng không thấy hiệu quả bạn nên ngưng dùng. Thay vào đó người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị chuyên sâu và toàn diện hơn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: