Đặc điểm nhận dạng:
- Thân cỏ, sống lâu năm, cao dưới 60 cm, cành nhánh có lông.
- Lá có nhiều dạng khác nhau nhưng thường dài 3 – 4 cm, phiến lá mỏng và có lá kèm.
- Hoa mọc thành chùm nhưng ít hoa, tràng hoa màu vàng.
- Quả dài, không có lông và có màu đen, chứa hạt màu đen.
- Mọc chủ yếu ở Tây Nguyên và miền Bắc (1).
Công dụng làm thuốc của cây lục lạc sét
Toàn cây lục lạc sét đều được dùng làm thuốc (có khi dùng riêng rễ cây).
Theo công trình Từ điển thuốc nam hay Việt Nam thì cây có vị chua ngọt, có tính ấm (có tư liệu ghi là vị chua đắng, tính hàn) và có nhiều công dụng như:
- Bổ tỳ thận, dưỡng gan.
- Điều trị thận hư di tinh, lâm ba kết hạch
- Giải độc thấu chẩn.
- Liễm phế khí.
- Điều trị phổi yếu, dễ mệt mỏi và ho lâu (chỉ dùng rễ).
- Điều trị viêm nhánh khí quản mãn tính.
- Giúp lợi thủy, lợi tiểu tiện.
- Điều trị viêm thận, viêm bàng quang.
- Giảm ho, giảm suyễn, điều trị cảm mạo, viêm amidan.
- Giúp điều kinh, điều trị khí hư gây ù tai.
- Điều trị mụn nhọt.
- Điều trị lở ngứa lâu ngày không lành.
- Dùng cho trường hợp khỏi bệnh nhưng tai lại bị điếc.
Liều lượng: tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc.
- Riêng với chứng đinh sang, mụn lở ngứa thì bạn lấy cây tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên.
- Với chứng di tinh, bạn có thể lấy 30 g toàn cây lục lạc sét (dùng tươi), rửa sạch, xắt nhỏ, nấu canh cho chín nhừ cùng với thận lợn (1 đôi, xắt nhỏ), sau đó ăn như một món canh (1).
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng vì chưa có thông tin về độ an toàn của cây thuốc này đối với phụ nữ mang thai.
Các nghiên cứu về cây lục lạc sét
- Tác dụng chống hen suyễn: Theo tạp chí Fitoterapia, chiết xuất ethanol từ cây lục lạc sét có chứa nhiều hợp chất giúp ức chế bệnh hen suyễn – hen phế quản (liên quan đến tác dụng chống viêm mà y học cổ truyền Trung Quốc thường dùng) (2).
- Tác dụng chống viêm và giảm đau: Theo tạp chí Chinese Journal of Pharmaceutical Analysis, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy phân đoạn chiết xuất butanol từ cây lục lạc sét có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt (3). Bên cạnh đó, một kết quả nghiên cứu khác (trong ống nghiệm) cũng cho thấy chiết xuất từ cây lục lạc sét có tác dụng chống viêm: giúp giảm số lượng tế bào viêm, giảm yếu tố hoại tử và tổn thương bệnh lý mô phổi. Vì vậy, nó được xem là có tiềm năng làm thuốc điều trị các bệnh về hô hấp (4).
- Tác dụng chống oxy hóa: Kết quả nghiên cứu cho thấy chiết xuất và phân lập flavonoid từ cây lục lạc sét có tác dụng chống oxy hóa đáng kể (5).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: