Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Lục lạc lá ổi dài, rễ thân lá đều được dùng điều trị bệnh nhiều bệnh hay

Cao chè vằng nguyên chất

Đặc điểm cây lục lạc lá ổi dài

Cây lục lạc lá ổi dài có tên khoa học là Crotalaria assamica, thuộc họ Đậu và thường cao không quá 4m. Cành non của cây có lông, phiến lá thon nhọn ở gốc và mặt dưới có lông (2).

Hình ảnh cây tươi

Hoa của cây mọc thành chùm, có màu vàng và trông như hoa của nhiều loại cây họ Đậu khác (1) (2).

Công dụng làm thuốc của cây lục lạc lá ổi dài

Theo thuocnam.mws.vn thì cả cây lục lạc lá ổi dài đều giúp lợi tiểu, hạ huyết áp và lọc máu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được dùng.

Trong từng trường hợp, người ta sẽ dùng rễ, hạt hoặc lá để điều trị các bệnh khác nhau (2).

Hạt

Hạt của cây lục lạc lá ổi dài có công dụng cầm máu, sát khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu và tiêu thũng (trong hạt có hoạt chất kháng thũng nham). Ngoài ra, với trường hợp ung da, dân gian còn lấy hạt của cây giã nát thành bột, trộn thêm tí muối rồi đắp lên (giúp sát khuẩn, tiêu viêm) (2).

Lá và quả của cây 

Rễ

Rễ cây có tác dụng lợi tiểu, khư phong, trừ thấp,vì vậy, nó thường được dùng điều trị viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang, cam tích và phong thấp đau xương.

Cách dùng: sắc uống từ 15 – 30 g mỗi ngày.

Món ăn điều trị bệnh từ rễ: Rễ cây còn được dùng điều trị cao huyết áp bằng phương pháp “dược thiện” – nấu thành món ăn. Cách nấu như sau: lấy 60 g rễ cây tươi, rửa sạch, cắt nhỏ ra rồi hầm với thịt lợn và chia thành hai lần ăn trong ngày (ăn như các món thông thường, tuy nhiên, khi nấu bạn không nên cho muối vì muối sẽ làm tăng huyết áp) (2).

Cây lục lạc lá ổi dài

Lá của cây này thường được dùng ngoài da để điều trị mụn nhọt và viêm mủ da (bằng cách lấy lá tươi giã nát, cho thêm chút mật ong rồi thoa, đắp lên) (2).

Phân biệt lục lạc lá ổi dài

Ngoài cây lục lạc lá ổi dài được đề cập trong bài viết này thì ở nước ta còn có:

  • Cây lục lạc lá ổi tròn (Crotalaria spectabilis), lá như lá ổi nhưng đầu lá tròn hơn, phiến lá cũng tương đối ngắn (loại này thường được dùng điều trị ghẻ và lở ngứa).
  • Cây lục lạc lá hẹp (Crotalaria montana, hay còn gọi là cây lục lạc núi), rễ cây được dùng điều trị nhức lưng và toàn cây được dùng điều trị vàng da do viêm gan.
  • Cây lục lạc lá bắc (Crotalaria bracteata), rễ cây được dùng với công dụng thanh nhiệt giải độc, điều trị viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang…
  • Cây lục lạc không cuống (Crotalaria sessiliflora), toàn cây được dùng điều trị ung thư não, chóng mặt, ung thư thực quản… (sắc uống từ 15 – 50 g mỗi ngày).
  • Cây lục lạc đài dài (Crotalaria calycina), rễ và thân cây có tác dụng viêm viêm, giảm ho, lợi tiểu và điều trị viêm thận…
  • Cây lục lạc bốn cạnh (Crotalaria tetragona), rễ và cả cây được dùng điều trị đau bụng.
  • Cây lục lạc có cánh (Crotalaria alata), cả cây được dùng điều trị mụn nhọt sưng lở.
  • Cây lục lạc bò (Crotalaria prostrata), rễ cây được dùng điều trị rối loạn dạ dày.
  • Cây lục lạc ba lá dài (Crotalaria trichotoma), cả cây có công dụng tiêu viêm, thanh nhiệt và tán ứ.
  • Cây lục lạc (Crotalaria mucronata, hay còn gọi là cây muồng lá tròn, cây muồng phân), cây này có nhiều công dụng tùy theo bộ phận được sử dụng, tuy nhiên, hạt của cây có độc nên cần thận trọng khi dùng và phụ nữ mang thai cũng không nên dùng.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: