Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Lu lu đực món ăn vị thuốc nam hay nhưng cần lưu ý gì khi sử dụng

Cao chè vằng nguyên chất

Mô tả cây lu lu đực

  • Thân: Là dạng cây thân thảo, thân nhiều nước, sống hàng năm. Toàn thân cây và lá đều có một màu xanh lá cây như nhau, thân tròn nhỏ có chiều cao khoảng 30cm ~ 60cm (Thân cây nhỏ và mảnh hơn so với cây tầm bóp).
  • : Lá cây hình mũi mác, kích thước lá 2cm x 4cm, đuôi lá nhọn, vò lá thấy mùi hơi hăng.
  • Hoa: Giống hình hoa cà, màu trắng hoặc tím nhạt.
  • Quả: Thành từng chùm nhiều quả nhỏ hình cầu, khi quả chưa chín có màu xanh, quả chín có màu đen. Đường kính quả khoảng 0,8cm.

Vì sao cây lu lu đực hay bị nhầm lẫn với cây tầm bóp ?

  • Về tên gọi: Hai cây này đều có chung tên gọi là cây thù lù, chính vì điều này nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai cây này và nghĩ nó là một.
  • Về hình dáng: Hai cây tuy không giống nhau, nhưng về kích thước hai cây khá tương đồng nhau.

Điểm khác nhau dễ nhận biết giữa lu lu và tầm bóp

  • Thân cây: Tầm bóp có thân cây to hơn, mập hơn
  • Trái: Trái lu lu hình cầu màu đen lộ ra ngoài, trái tầm bóp ẩn bên trong một lớp màng mỏng như cái lồng đèn.
  • Vị: Cây tầm bóp vị đắng gắt, lu lu vị hơi đắng và ngọt.
  • Độc tính: Tầm bóp không có độc, cây lu lu đực tươi có độc nhất là ở quả xanh, chất độc này sẽ bị phân hủy và giảm bớt đáng kể khi được nấu chín. Bởi vậy nước ta và nhiều quốc giá khác trên thế giới người dân nhiều nơi vẫn dùng cây này làm rau ăn hàng ngày.

Sự khác nhau giữa hai loại cây

Về cây lu lu đực

Loài cây này mọc hoang hóa khắp nơi ở nước ta, nhất là ở miền núi phía Tây Bắc cây mọc hoang rất nhiều, đặc biệt là ở Hòa Bình, Sơn La. Cây phát triển mạnh nhất là vào mùa đông xuân.

Tuy có hơi độc, nhưng hiện nay loài cây này lại được sử dụng khá nhiều trong đời sống hàng ngày, nếu đã từng đi Sơn La, Hòa Bình và một số tỉnh miền núi Tây Bắc vào mùa xuân bạn sẽ được thưởng thức món rau tầm bóp xào tỏi nhưng thực ra chính là rau lu lu đực xào tỏi, mùi vị rất thơm ngon và lạ miệng.

Tính vị

Cây có vị ngọt, hơi đắng, mùi hơi hăng, tính mát và hơi có độc. Thường dùng như một vị thuốc tiêu viêm.

Công dụng của cây lu lu đực

Dân gian sử dụng lu lu đực để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, dùng thuốc uống hay đắp ngoài. Dựa theo tài liệu “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2” caythuoc.org thống kê được những công dụng chính của cây như sau:

  • Thông tiểu tiện, điều trị bệnh phù thũng
  • Gan to
  • Vẩy nến
  • Á sừng
  • Eczema (viêm da cơ địa)
  • Ghẻ
  • Bỏng
  • Trĩ nội, trĩ ngoại
  • Hỗ trợ điều trị ung thư (2)

Cách dùng làm thuốc

Điều trị chứng phù nề, gan sưng to:

  • Chuẩn bị: Lu lu đực tươi (Bỏ quả) 150g
  • Thực hiện: Đem cây tươi rửa sạch, giã nát, dùng khăn vải mỏng vắt lấy nước chia làm 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Bệnh ngoài da (Vẩy nến, á sừng, ghẻ lở, bỏng và bệnh trĩ)

  • Cách 1 dùng cây tươi: Thực hiện như cách trên ép cây tươi lấy nước bôi ngoài da, bôi vào những vùng da bị mẩn ngứa, lở loét.
  • Cách 2 dùng dưới dạng cao lỏng:
    • Chuẩn bị: Lấy khoảng 5kg cây tươi, Nồi nấu loại 20 lít, nước sạch
    • Thực hiện: Cây tươi đem rửa thật sạch, bỏ gốc rễ. Bỏ cây vào nồi đun sôi cây lấy nước, vớt bỏ bã, sau đó cứ thế đun nước cốt trong nhiều giờ để cô cạn thành cao lỏng. Cao lỏng có màu đen dạng sền sệt.
    • Sử dụng: Cao lỏng lu lu đực dùng bôi ngoài, có công dụng điều trị bệnh ngoài da rất hữu hiệu đặc biệt là bệnh trĩ, vảy nến á sừng.

Các nghiên cứu về cây lu lu đực

1. Hiệu quả phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư:

Nghiên cứu được tiến hành tại Phòng Khoa học Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Hoạt tính Sinh học, Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc thông qua thử nghiệm sử dụng chiết xuất ethanol từ quả chín cây lu lu đực đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ quả của cây này có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư (2).

2. Hiệu quả kháng sinh, làm lành vết loét:

Nghiên cứu tại Khoa Hóa sinh, Đại học Madras, Tamil Nadu, Ấn Độ bằng sử dụng chiết xuất quả của cây lu lu đực trên chuột thí nghiệm bị viêm loét dạ dày. Kết quả nhóm nghiên cứu đã xác định chiết xuất từ quả của loài cây này có đặc tính kháng sinh và khả năng lành vết loét (3).

3. Hoạt động bảo vệ gan

Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu người Nhật Bản thông qua thí nghiệm sử dụng chiết xuất etanol từ cây Solanum nigrum L trên chuột đã xác định hoạt động bảo vệ gan đáng chú ý (4).

Lưu ý khi sử dụng cây lu lu đực

Những nghiên cứu mới đây đều không thấy nói về độc tính của cây này, tuy nhiên để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng cây lu lu đực làm thực phẩm và làm thuốc ta cần lưu ý một số điểm sau:

  • Do cây có độc nhất là quả xanh, vì vậy không nên ăn sống thường xuyên loại cây này. Khi sử dụng làm ra cần được nấu chín, loại bỏ quả xanh khi sử dụng (Bởi khi nấu chín độc tố của cây này sẽ giảm bớt đáng kể). Vì theo các nghiên cứu quả xanh chứa nhiều độc tố hơn so với thân lá.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ nhỏ không nên dùng.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: