Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Lá lốt – Phương pháp dân gian giúp chữa đau nhức xương khớp trong thuốc nam hay

Cao chè vằng nguyên chất

Lá lốt là loại rau khá quen thuộc thường dùng để chế biến khá nhiều món ăn. Trong Đông y, lá lốt có vị cay thơm, tính nhiệt, đi vào kinh vị, đại tràng và phế, có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, hạ khí, chỉ thống.

Lá lốt dùng để chữa đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh, chứng ra mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt.

Một số bài thuốc từ lá lốt

  1. Lấy 5-10g lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá lốt tươi. Sắc 2 bát nước còn lại nửa bát, uống trong ngày. Uống khi còn ấm, sau bữa tối. Sử dụng trong 10 ngày.
  2. Lá lốt và rễ cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g. Dùng tươi thái mỏng, sao vàng. Sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục trong 7 ngày.
  3. Lá lốt, dây chìa vôi, rễ cỏ xước, hoàng lực, rễ quýt rừng, đơn gối hạc, mỗi vị 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  4. Lá lốt 16g, tầm gửi cây dâu, tục đoạn, mỗi vị 12g. Sắc uống 2 lần mỗi ngày.
  5. Lá lốt, cỏ xước, cẩu tích, hy thiêm, mỗi vị 20g. Rễ si, rễ quýt rừng, mỗi vị 16g. Cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống 1 thang trong ngày.
  6. Rễ lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, mỗi vị 15g.
  7. Thông tin, hình ảnh cây lá lốt

Cách dùng: Sao vàng, sắc uống 3 lần trong ngày.

  1. Lá lốt, ngải cứu tươi. Giã nát, thêm ít dấm và đảo trên chảo nóng. Dùng đắp hoặc chườm.

Một số món ăn chế biến từ lá lốt

Trong lá lốt có tinh dầu, khi nướng qua hay khi nấu vừa chín có mùi thơm dịu. Nếu nấu quá chín thì tinh dầu sẽ bị bay hơi.

  1. Canh tôm lá lốt

Công dụng: Giúp ấm cơ thể, giảm đau nhức, chống tình trạng cơ thể ớn lạnh. Thích hợp cho người bị dính mưa hoặc ngâm nước lâu.

  1. Canh thịt bò là lốt

Công dụng: Bổ huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, trợ tiêu hóa, mạnh gân cốt.

  1. Canh mít nấu lá lốt

Công dụng: Bổ tỳ vị, khu phong, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa, nhuận tràng.

  1. Thịt bò nướng lá lốt

Công dụng: Bổ khí huyết, lợi tiêu hóa, nhuận tràng, trừ thấp, giảm đau.

  1. Gà rang lá lốt

Công dụng: Bổ khí huyết, ích tỳ vị, lợi tiêu hóa, trừ thấp, giảm đau.

  1. Thịt bò xào lá lốt

Công dụng: Bổ huyết, bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa.

  1. Khoai thập cẩm xào lá lốt

Công dụng: Bổ tỳ vị, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa, nhuận tràng, hạ đường huyết.

  1. Tôm cuốn lá lốt

Công dụng: Bổ huyết, bổ tỳ vị, bổ thận, trừ thấp, mạnh gân cốt, trợ tiêu hóa.

  1. Lá lốt cuốn đậu hũ
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: