Vài nét về quả la hán
Nhìn cái quả tròn tròn to bằng quả chanh dây, nhẹ tênh và cứng, khi khô lại có màu nâu đất thì ít ai nghĩ rằng nó lại có vị ngọt đáng nể: gấp ba trăm lần so với đường mía. Có người cho rằng khi nấu trái la hán làm nước mát thì chỉ dùng phần ruột thôi cũng được, tuy nhiên, đây là điều rất đáng tiếc vì toàn quả la hán đều ngọt: từ vỏ, ruột cho đến hạt đều ngọt ngất.
Hơn nữa, quả la hán còn có mùi vị rất đặc trưng. Với lớp mỏ mỏng và giòn, bóp nhẹ là vỡ ra; chỉ cần bẻ một miếng nhỏ và nhai là sẽ cảm nhận được cái vị ngọt tận cổ của nó. Tuy nhiên, cái vị ngọt ấy lại đi kèm với vị đắng, thế là vừa đắng vừa ngọt, ăn tiếp thì vị giác không quen mà nhả ra thì lại tiếc. Trong khi đó, cái mùi hương quen thuộc đậm đà của la hán quả lại bật lên, thơm hơn cả nước sâm, thế là ăn xong miếng vỏ! Những đứa trẻ quê tôi mỗi lần thấy ông bà mua quả la hán khô về là cố xin cho bằng được cái vỏ rồi xách đi nhâm nhi đầu làng cuối xóm, rõ ràng là đỡ buồn miệng rất nhiều!
Với ruột và hạt la hán quả, bạn đều có thể nhai ăn chơi vì nó vẫn rất ngọt. Tuy nhiên, so với vỏ quả thì ruột và hạt quả đã bớt cái vị ngọt và cái hậu đắng, đồng thời cũng đã có một mùi thơm khác hơn (theo tôi, đó là sự pha lẫn giữa mùi sâm la hán và một mùi hương na ná như vỏ hạt đậu sấy khô). Có lẽ vì cái vị ngọt đắng không giống ai ấy, la hán mới được người Trung Quốc gọi là “giả khổ qua” (loại quả có vị đắng giả).
Tuy nhiên, công dụng “ăn chơi” chỉ là một công dụng phụ, “lỡ” được ưa chuộng của vị thuốc ngon miệng này. Bởi lẽ, la hán còn có nhiều công dụng khác.
Những công dụng của la hán quả
Ở Trung Quốc, người ta gọi la hán quả là “kim bất hoán” để ví đây là một loại quả quý, có tiền cũng không đổi được. Ngoài ra, nó còn được gọi là “thần tiên quả” vì những tác dụng quý đối với sức khỏe con người.
Tuy nhiên, “thứ quả thần tiên” ở đây được hiểu là một vị thuốc tốt (bởi nó dễ uống, ngọt ngây mà không gây nóng trong người). Được biết, thành phần chủ đạo tạo nên vị ngọt trong trái la hán không phải là đường nên ít calo và không độc hại. Hơn nữa, quả la hán còn giúp nhuận phổi và điều trị ho đờm rất hiệu quả.
Trong nhiều năm qua, thuocnam.mws.vn và y học hiện đại đều ghi nhận trái la hán là một dược liệu quý với các tác dụng sau:
- Làm mát cơ thể, thanh nhiệt, lương huyết.
- Giúp giảm khô khát, chỉ khát sinh tân.
- Phù hợp với các bệnh nhân tiểu đường.
- Thông vào phổi, điều trị phổi nhiệt gây ho.
- Thông vào tỳ vị, làm nhuận đại tràng.
- Chứa nhiều vitamin C và Selen giúp chống lão hóa và phòng ngừa tim mạch…
Ngoài ra, trong trái la hán còn chứa nhiều khoáng chất như Sắt, I ốt, Can xi, Ma giê, Ka li, Ni ken… Vì vậy, uống trà la hán còn giúp chống lại các bệnh như:
- Ho gà, táo bón.
- Viêm khí quản cấp và mãn tính.
- Viêm yết hầu, viêm amidan cấp tính.
- Cao huyết áp và bệnh động mạch vành.
- Giúp thư giãn gân cốt.
Cách dùng la hán quả
Trong ẩm thực: La hán quả được chế biến thành bánh kẹo, làm si rô và gia vị ngọt (phù hợp với bệnh nhân tiểu đường).
Pha trà: Mỗi ngày lấy khoảng 16 g trái la hán khô, bẻ nát ra rồi cho vào nấu và giữ nước sôi trong 15 phút. Loại quả này có thể nấu nhiều lần cho đến khi hết ngọt mới thôi (thông thường, một người lớn thường dùng nửa quả đến một quả mỗi ngày). Để mang lại hiệu quả tốt nhất (cho phổi), chúng ta nên uống quả la hán vào buổi chiều (3) (4).
Những lưu ý khi dùng trái la hán
- Những người bị mộng tinh, tiểu đêm không được dùng trái la hán.
- Trái la hán chỉ phù hợp với những người có thể tạng nhiệt, do đó, những người có thể tạng hàn không nên dùng trái la hán.
- La hán quả rất ngọt, vì vậy, nếu uống quá nhiều sẽ làm tổn thương tỳ vị. Bên cạnh đó, nếu uống trái la hán trong thời gian dài có thể làm yếu dạ dày, từ đó dễ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: