Lá gai là gì?
Lá gai là bộ phận của cây gai, mọc so le với thân, có kích thước lớn, rộng khoảng 4 – 8cm. Lá hình tim và mép lá có những răng cưa nhỏ. Phần trên của lá có màu lục sẫm, mặt bên dưới lá có màu nhạt hơn vì có lớp lông trắng bao phủ. Ngoài tác dụng làm bánh, lá gai còn được người dân nông thôn sử dụng để ăn như một loại rau bình thường. Đặc biệt, nhờ những thành phần dược chất cũng như dinh dưỡng mà nó có thể điều trị bệnh rất hiệu quả.
Mô tả cây lá gai
Cây lá gai hay còn được gọi là cây trữ ma, cây tầm ma hoặc cây trữ ma. Ngoài ra, nó còn có tên khoa học là Boehmeria nivea, thuộc họ Gai (Urticaceae). Là loài cây thường mọc hoang khắp nơi, nó có thể được trồng bằng gốc hoặc giâm cành vào đầu mùa xuân. Là loại cây sống lâu năm, có thể cao đến 2m. Lá cây lớn mép có hình răng cưa, mọc so le với nhau có hình trái tim. Mặt phía dưới của lá có rất nhiều lông trắng, mặt trên có màu xanh thẩm có nhiều gân từ cuốn lá.
Người ta thường dùng phần thân cây lấy sợi để làm lưới đánh cá, còn phần lá và rễ được dùng để làm bánh như Bánh ít lá gai, bánh gai. Nhưng ít ai biết về công dụng chữa bệnh của rễ cây lá gai. Theo Đông y, nó có tính hàn, vị ngọt thường dùng để làm thuốc điều trị các bệnh như: Cầm máu, giảm sưng đau, chân tay tê mỏi, phòng ngừa rụng tóc, đau nhức khớp, động thai, chống lão hoá.
hình ảnh cây lá gai
Khu vực phân bố của cây lá gai
Cây lá gai là loài cây bản địa của khu vực Đông Á, nó phân bố rộng rãi khắp nơi trên các lãnh thổ của các quốc gia thuộc khu vực này như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Malaysia,… trong đó có Việt Nam.
Thu hái và chế biến cây lá gai làm thuốc chữa bệnh
Người ta thường sử dụng lá và rễ của cây để làm thuốc vì bộ phận này đều có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, nếu sử dụng rễ làm thuốc thì nên thu hoạch chúng vào mùa thu và mùa đông. Bởi thời điểm này, rễ cây tập trung nhiều dược chất nhất.
Xem thêm: Lá lốt chữa bệnh gì? Tác dụng và tác hại của lá lốt
Sau khi thu hái về, người ta sẽ mang đi rửa sạch, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô. Nếu dùng làm bánh thì chỉ cần rửa sạch rồi mang đi phơi cho ráo nước rồi sử dụng. Còn phần rễ, thu hái về rửa sạch và cắt bỏ rễ con. Rồi mang đi cắt lát mỏng hoặc để nguyên rồi mang đi phơi hoặc sấy khô và bảo quản sử dụng.
lá gai khô
Lá gai chữa bệnh gì?
Trong dân gian, mọi người thường dùng lá cây gai để làm bánh và ăn như rau sống. Nhưng trong y học cổ truyền, lá gai lại đóng vai trò hoàn toàn khác. Nó được dùng để chữa một số chứng bệnh cụ thể như sau:
– Lá gai chữa chứng tê mỏi chân tay, đau nhức các khớp
– Lá gai chữa mụn nhọt sưng tấy đỏ, mưng mủ
– Lá gai chữa chứng rụng tóc, tóc bạc sớm
– Lá gai chữa bệnh viêm tử cung, sa tử cung
– Lá gai chữa đau bụng khi có thai hoặc bị động thai
– Lá gai chữa chứng nước tiểu đục như nước vo gạo do nhiệt
– Lá gai chữa bệnh phong thấp, đau các khớp xương ở người lớn tuổi.
Xem thêm: Cẩu tích (lông cu li) có tác dụng gì?
Xem thêm thảo dược an thai: Củ gai
Cách sử dụng lá gai hiệu quả
Tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng của mỗi người, mà sử dụng liều lượng khác nhau. Liều thông thường, mỗi ngày sử dụng 8 – 12g lá gai sắc uống với 200ml nước lọc. Liều dùng này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loại bệnh khác nhau.
lá gai chữa bệnh gì?
Lá gai có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, lá gai có tính mát, vị ngọt có tác dụng giúp lợi tiểu, chữa mụn nhọt viêm lỡ, viêm tử cung, bệnh trĩ, xích bạch đới,.. cùng một số tác dụng chữa bệnh nổi bật như sau:
Lá gai có tác dụng trị bệnh bí tiểu
Cây lá gai có tác dụng trị bệnh bí tiểu. Dùng 25 gram rễ cây lá gai sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày khoảng từ 3-5 ngày sẽ cải thiện tình trạng khó tiểu
Lá gai có tác dụng giúp cầm máu do vết thương hở
Lá của cây khi còn tươi có công dụng cầm máu và hồi phục vết hương rất tốt, chỉ cần dùng một lượng lá gai vừa đủ rửa sạch với nước thật kĩ để loại bụi bẩn sau đó giã nát đắp trực tiếp lên vết thương.
Lá gai có tác dụng giúp giảm đau mụn nhọt và mưng mủ
Lấy rễ cây lá gai và rễ cây vông vang lấy mỗi loại 15g. Đem tất cả rửa sạch, sau đó mang đi giã nhuyễn rồi lấy bã đắp lên cỗ bị mụn nhọt. Thực hiện ngày 2 – 3 lần, duy trì liên tục trong vòng 1 tuần sẽ khỏi.
lá gai chữa mụn nhọt, cầm máu vế thương
Lá gai có tác dụng giúp dưỡng huyết an thai
Dùng rễ cây lá gai tươi 40g, hồng táo 8 quả, gạo nếp 90g. Sắc lấy nước phần rễ cây sau đó dùng nước của đã sắc nấu với gạo và hồng táo thành cháo và thêm các gia vị dùng trong ngày.
Lá gai có tác dụng giúp ngăn ngừa và chống lão hoá da
Trong lá gai có chứa thành phần chlorogennic acid có tác dụng chống oxy hoá cao gấp 12 lần Vitamin E . Nó có tác dụng giúp ngăn chặn sư oxy hoá, ngăn chặn các bệnh xơ vữa động mạch dẫn đến cao huyết áp và nhòi máu cơ tim.
Ngoài ra, nó còn có chứa chất flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Lá gai có tác dụng giúp ngăn ngừa rụng tóc
Chiết xuất từ rễ có thành phần chứa nhiều chất sắt, kali bổ máu và là thành phần có trong thuốc chống rụng tóc nên ta có thể dùng rễ cây lá gai là biện pháp phòng ngừa rụng tóc.
Xem thêm các dược liệu ngăn rụng tóc, kích mọc tóc hiệu quả: vỏ bưởi, hà thủ ô, bồ kết, hương nhu
Lá gai có tác dụng chữa tay chân tê mỏi, đau nhức xương khớp
Sử dụng 20 – 30g rễ cây lá gai sắc cùng với 500ml nước lọc trong vòng 20 phút. Sau đó, lọc lấy nước uống, chia làm thành nhiều lần uống trong ngày.
lá gai có tác dụng chữa tay chân tê mỏi, đau các khớp
Lá gai có tác dụng điều trị nước tiểu trắng đục do nóng trong người
Sử dụng 40g rễ cây lá gai, rau dường nước 25g, đinh lăng 20g, trinh nữ 20g, thương nhĩ 20g. Cho tất cả vào sắc cùng với 1,2 lít nước đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Phần nước thuốc đó chia làm 3 lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong khoảng một tuần là nước tiểu sẽ không còn trắng đục nữa.
Lá gai có tác dụng điều trị bệnh sa tử cung
Sử dụng 30g lá gai khô, đem rửa sạch loại bỏ đất cát. Rồi đem sắc cùng với 500ml nước lọc trong vòng 15 phút rồi tắt bếp, chia phần nước thuốc thành nhiều lần, dùng để uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả
Lá gai có tác dụng điều trị phụ nữ mang thai bị đau bụng hoặc ra huyết dọa sảy thai
Sử dụng lá ngải cứu, lá tía tô, mỗi loại dùng 15g dược liệu, lá gai tươi dùng 48g. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, phơi ráo nước. Sau đó cho vào nồi sắc cùng với 500ml nước lọc, chia làm 3 lần uống trong ngày. Dùng trong khoảng 1 tuần thai nhi sẽ ổn định trở lại.
Lá gai có tác dụng trị chứng động thai và đau bụng trong thời kì mang thai
Sử dụng cành lá tía tô và lá gai tươi, mỗi dược liệu dùng 5g. Đem 2 dược liệu trên đi sơ chế sau đó băm nhỏ rồi mang đi phơi khô. Tiếp đến là cho vào nồi sắc cùng với 300ml nước lọc đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chia nhỏ từng phần thuốc, dùng uống hết trong ngày. Nếu có thêm hiện tượng xuất huyết thì cho thêm lá huyết dụ vào phương thuốc trên.
lá gai chữa tiểu tiện ra máu
Lá gai có tác dụng điều trị bệnh phong thấp gây đau nhức các khớp
Sử dụng 50g lá gai tươi cùng với 1 lít rượu trắng 40 độ. Mang lá gai rửa sạch để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Tiếp đến cho lá gai vào bình ngâm rượu ngâm trong vòng 1 tuần là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10ml rượu thuốc. Uống liên tục nhiều ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm thì giảm liều lượng còn 1 lần/ngày
Lá gai có tác dụng điều trị chứng đại tiểu tiện ra máu
Sử dụng lá gái khoảng 20g, đem rửa sạch, rồi vớt để ráo nước. Sau đó cho vào nồi sắc cùng với 400ml nước lọc trong vòng 20 phút. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiên trì sắc uống liên tục trong nhiều ngày thì triệu chứng sẽ giảm.
Lá gai có tác dụng điều trị đái dắt do nhiệt trong người
Sử dụng cây mã đề và lá gai mỗi loại dược liệu dùng 20g, hành lá tươi 2 nhánh. Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch để loại bỏ đất cát rồi cho vào nồi sắc cùng với 400ml nước. Dùng nước uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Lá gai có tác dụng điều trị chứng tiểu tiện đỏ và nóng trong người do nhiệt tích tụ
Sử dung cây cát căn 15g, lá gai 25g, cây nhân trần 20g và lá cây cối xay 20g. Đem tất cả các dược liệu rửa sạch và cho vào nồi sắc cùng với 500ml nước lọc, sau đó tắt bếp đợi nguội bớt. Chia làm 2 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong vòng 3 – 4 ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng lá gai
Lá gai là loại dược liệu đa công dụng khi vừa có thể dùng làm bánh vừa có thể chữa bệnh, đặc biệt nó không có độc. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta quá lạm dụng nó trong các trường hợp điều trị bệnh. Dưới đây là một số trường hợp nên sử dụng lá gai
– Lá gai dùng cho người tiểu tiện khó khăn
– Người bị rụng tóc nhiều, người bị mụn nhọt lở ngứa
– Người đang gặp chứng chân tay tê mỏi, đau nhức
– Phụ nữ mang thai bị động thai
– Lá gai có thể gây ngứa khi dùng tươi, nhưng khi luộc hoặc nấu cây thì sẽ không còn ngứa nữa và có thể ăn như rau bình thường
– Để tránh các tác dụng phụ, trước khi sử dụng người dùng nên tìm đến các thầy thuốc để xin ý kiến và liều dùng thích hợp nhé!
lưu ý khi sử dụng lá gai
Gửi câu hỏi cần giải đáp: