Vì sao lá đu đủ tía chữa được bệnh trĩ:
Cây đu đủ tía hay còn được gọi là thầu dầu, dầu ve… là một vị thuốc trị trĩ ở phương Nam được phát hiện và sử dụng để điều trị bệnh trong dân gian từ nhiều đời nay.
Lá đu đủ tía có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay để phơi khô tích trữ dùng dần đều được. Vậy tại sao nó lại có thể trị được bệnh trĩ?
Theo Y học cổ truyền thì lá đu đủ tía được coi là dược liệu tính bình, có vị ngọt, cay, có tác dụng bạt độc, chống ngứa, khư phong, hoạt huyết, giảm đau, trấn tĩnh và tiêu thũng bài nung.
Do đó, luôn được sử dụng trong các bài thuốc thông tiện, nhuận tràng mà không gây kích thích đường tiêu hoá, chống viêm, giảm đau…
Nhất là có thể dùng để trị bệnh trĩ cho hiệu quả nhanh và lành tính.
Bởi đây cũng chính là nguyên liệu tự nhiên nên có tính an toàn cao và cũng không hề gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, lá đu đủ tía còn là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người bệnh.
Vì vậy đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp chữa bệnh này và kết quả cực kỳ tốt.
3 cách sử dụng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả
Có thể thấy, lá thầu dầu có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả nên đã có nhiều người thường xuyên áp dụng cách làm từ nguyên liệu này để đẩy lùi bệnh trĩ.
Có rất nhiều cách để thực hiện. Dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho mọi người cùng biết 3 phương pháp đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.
Mọi người có thể tham khảo và lựa chọn xem phương pháp nào phù hợp nhất với mình để áp dụng.
Cách 1: Đắp lá đu đủ tía vào vùng hậu môn
Phương pháp này, nguyên liệu cần chuẩn bị là khoảng 3 đến 4 lá đu đủ tía cùng một ít muối tinh khiết.
Thực hiện như sau:
Đầu tiên, đem 3-4 lá đu đủ tía đã chuẩn bị mang đi rửa thật sạch (có thể rửa bằng nước muối loãng cho sạch khuẩn). Sau đó để cho ráo nước.
Bỏ tất cả các lá đã rửa vào cối rồi lấy chày giã nát, đồng thời nhớ bỏ thêm một ít muối để tăng khả năng kháng khuẩn.
Bệnh nhân tranh thủ vệ sinh vùng hậu môn và búi trĩ sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn mềm.
Đắp lá dầu tía đã giã nát lên búi trĩ, dùng vải băng cố định lại, để yên trong 10 phút hoặc có thể để qua đêm cũng được.
Sáng hôm sau tỉnh dậy thì nên rửa kỹ vùng hậu môn bằng nước thật sạch, tốt nhất là nên dùng nước ấm.
Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày một lần, liên tục trong một thời gian thì sẽ thấy tình trạng của bệnh trĩ được thuyên giảm rõ rệt.
Cách2: Rửa vùng hậu môn bằng nước lá đu đủ tía
Chỉ cần có một nắm lá thầu dầu tía đơn giản. Rồi tiến hành theo dưới đây:
Đem nắm lá đu đủ tía đã chuẩn bị rửa sạch rồi cho vào một cái nồi cùng với 1-2 lit nước, đun sôi lên.
Đun như vậy để tinh chất của lá tan dần ra trong nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, bắc xuống cho nước nguội bớt.
Khi nước đã hơi nguội rồi thì đổ ra một chiếc chậu hay thau nhỏ rồi bệnh nhân đặt vùng hậu môn của mình vào ngâm.
Ngâm đến khi không còn ấm nữa thì có thể rửa hậu môn bằng nước đó nhưng vẫn phải rửa lại bằng nước sạch nhé!
Thường xuyên áp dụng mỗi ngày 1 lần thì tránh được tình trạng viêm nhiễm búi trĩ và có thể đẩy lùi được căn bệnh quái ác này.
Tuy nhiên, nhớ trước khi tiến hành áp dụng cách này, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước để hiệu quả hơn.
Cách3: Kết hợp lá đu đủ tía và lá vông
Ngoài ra để chữa bệnh trĩ bằng lá đu đủ tía nhanh chóng, hiệu quả thì bệnh nhân có thể dùng kết hợp lá dầu tía với một số dược liệu khác, ví dụ như lá vông.
Bởi lá vông cũng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp điều trị các triệu chứng bệnh trĩ khá tốt.
Nguyên liệu cần có để thực hiện cách trên chính là 4 lá đu đủ tía, 3 lá vông và 1 mảnh vải mỏng, sạch sẽ.
Hướng dẫn cách làm cụ thể, chi tiết
Đem 4 lá dầu tía với 3 lá vông đã chuẩn bị như trên đi rửa sạch sẽ và để ráo nước.
Sau khi chúng ráo nước rồi thì cho vào cối, lấy chày giã nhuyễn hai loại lá trên để dược chất trong từng lá có thể hòa trộn vào nhau rồi hơ trên lửa để làm nóng.
Bệnh nhân vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ (bằng nước muối ấm loãng để sạch khuẩn).
Sau đó bọc hỗn hợp lá trên vào một mảnh vải mỏng, đắp vào búi trĩ trong 5 đến 10 phút hoặc để lâu hơn càng tốt, có thể để luôn qua đêm để máu vừa có thể lưu thông dễ dàng lại chữa được bệnh trĩ.
Sáng hôm sau, ngủ dậy rửa sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.
Người bệnh nên chịu khó thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần hoặc 10 ngày là thấy bệnh có sự chuyển biến tích cực.
Một số lưu ý khi dùng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ
Mặc dù phương pháp này đã rất phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Nhiều chuyên gia y tế cho biết thì sử dụng lá đu đủ chữa bệnh trĩ sẽ mang lại hiệu quả khá tốt.
Tuy nhiên, thầu dầu cũng là một loại cây có tính hơi độc, vì thế dùng theo đúng liều lượng mới có tác dụng chữa bệnh. Còn ngược lại, dùng quá liều sẽ có hại cho cơ thể, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể là tử vong.
– Nếu người bệnh mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, có thể là cấp độ 1 hoặc 2 thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.
Vì khi đó bệnh trĩ vừa mới hình thành nên chưa tính chất phức tạp và tương đối dễ điều trị.
Còn nếu trong trường hợp bệnh trĩ đã quá nặng rồi, thì không nên áp dụng phương pháp dân gian này mà cần đến bệnh viện hay cơ sở uy tín, chất lượng để gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm, khỏi hẳn hoàn toàn.
– Hiệu quả của các cách trong dân gian tự nhiên thường khá chậm. Do đó, người bệnh không nên quá sốt ruột.
Và nếu đã quyết định chọn cách chữa bệnh trĩ này thì cần phải kiên trì và áp dụng thường xuyên thì mới có kết quả tốt.
– Ngoài ra, để điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì bệnh nhân cũng nên cần chú ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa bệnh trĩ.
Phía trên là toàn bộ những thông tin bổ ích, thú vị mà bài viết đã cố gắng giải đáp cho các bạn cùng hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả, thần kỳ.
Hy vọng từ đó mọi người sẽ tìm được phương pháp chữa bệnh thật phù hợp để áp dụng cho chính bản thân mình hay người thân yêu trong gia đình.
Chúc các bạn thành công, sớm khỏi bệnh và mạnh khỏe!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: