Thật đấy, phụ nữ trung niên ở quê tôi rất thích hái rau bù ngót để làm mặt nạ tẩy tế bào chết và giảm nám da, trong đó có mẹ tôi.
- Dùng uống: Bạn biết đấy, trong lá rau ngót tươi có chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp da săn chắc và giảm nám. Mỗi lần dùng, chúng ta chỉ cần hái một nắm lá tươi, đem rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố, cho chút nước vào, xay nát và vắt lấy nước uống là được.
- Đắp mặt nạ rau ngót: Với phần bã, chúng ta không nên bỏ đi mà nên giữ lấy để làm mặt nạ: đắp lên vùng da bị nám rồi nằm thư giãn và đợi 20 phút thì đi rửa mặt.
Lưu ý:
- Những người mang thai thì không nên uống nước ép rau ngót hoặc ăn canh rau ngót vì có thể gây sảy thai.
- Với người bình thường, mỗi tuần chúng ta chỉ nên uống một hoặc hai lần và không uống quá một tháng.
- Nếu có nhu cầu nhiều hơn, các bạn hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ (vì kết quả nghiên cứu cho thấy dùng liên tục nước ép rau ngót trong hơn 2 tháng sẽ gây suy hô hấp) (1).
Cách đắp mặt nạ rau ngót tẩy tế bào chết cho da
Ngoài cách dùng rau ngót để giảm nám thì mẹ tôi còn dùng để tẩy chế bào chết, giúp da sạch trắng hơn. Với mục đích này thì chúng ta dùng theo dạng mặt nạ, cụ thể như sau:
- Bước 1: Hái 50 g rau ngót tươi, rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nát rồi vắt lấy nước cốt đặc.
- Bước 2: Lọc lấy nước rau ngót và để thêm chút muối rồi thoa lên da.
- Bước 3: Thư giãn 15 phút rồi rửa sạch bằng nước lã.
Ghi chú: Cách này chỉ cần dùng 1 hoặc 2 lần mỗi tuần sẽ giúp da mịn hơn, đủ dưỡng chất và trắng sáng hơn (không đắp nhiều lần vì sẽ làm da bị áp lực).
Rau ngót, món ngon dân dã và công dụng điều trị bệnh
Rau ngót (còn gọi là rau bồ ngót, bù ngót, rau tuốt) có mặt trên khắp đất nước ta, là loài cây gắn liền với tuổi thơ và ẩm thực Việt Nam. Chắc hẳn ai trong chúng ta hẳn cũng đã từng ăn qua món canh rau ngót thanh nhiệt, giải độc của bà và mẹ.
Không chỉ thế, tuổi thơ của những đứa trẻ ở nông thôn thường lấy trái rau ngót đã chín chơi “nhà chòi”, giả vờ xây nhà, mua bán thậm chí làm đám cưới giả… Những kỉ niệm ấy đã trở thành miền ký ức không thể nào quên trong tâm tưởng của những đứa trẻ lớn lên từ miền quê sông nước.
Ở quê tôi, rau ngót được chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phổ biến nhất là món canh rau ngót cua đồng, vừa ngon bổ lại vừa điều trị được tiểu dầm ở trẻ em lẫn người lớn.
Nói về món canh này thì phải nói đến tác dụng thanh lọc cơ thể, thanh nhiệt bồi bổ. Trước đây, bà tôi rất thích ăn nó và cũng nhờ bà mà tôi biết cách nấu. Trong nhà, hễ đứa cháu nào tiểu dầm thâm chiếu là ngoại tôi lại nấu canh rau ngót cua đồng cho nó ăn, cứ ăn khoảng 3 đến 4 lần là khỏi hẳn.
Cách nấu món này rất đơn giản:
Bạn chỉ cần hái vài nắm lá non đủ để nấu nồi canh rồi bắt hoặc mua thêm 3 con cua đồng. Với cua, bạn rửa sạch, xay nhuyễn rồi lược để lấy phần thịt (lược bằng nước ấm khoảng 50 độ). Sau khi lược, phần nước của thịt cua chúng ta sẽ đem nấu chín lên, nêm gia vị cho vừa ăn rồi mới cho rau ngót vào. Rau ngót rất mau chín nên một vài phút sau là bạn đã có thể tắt bếp và thưởng thức món canh rau đặc biệt này!
Với món canh này, bạn cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ ăn vừa đủ, mỗi tuần chỉ nên ăn một hoặc hai lần. Món ăn nào cũng vậy, dù là bổ hay không bổ, mát hay không mát thì cũng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, tránh lạm dụng vì mỗi loại rau đều có dược tính ít nhiều và thức ăn cũng chính là thuốc!
Gửi câu hỏi cần giải đáp: