Xà lách thuộc họ cúc với tên khoa học là Lactuca Sativa… còn gọi là rau diếp, cải bèo, loại rau giàu chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, cải thiện quá trình trao đổi chất, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy xà lách gồm có: Vitamin A, B6, B12, C, D, magie, canxi, sắt, chất xơ… không trữ nhiều năng lượng nên hợp với người dư thừa cân nặng.
Xà lách cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể đặc biệt là vitamin A, vitamin K, vitamin C, folate… cho nên xà lách hỗ trợ thị lực, làm sáng mắt, tốt cho xương, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ các nơ-ron thần kinh và hỗ trợ sức khỏe thai nhi.
Theo đông y, xà lách vị đắng, ngọt, tính mát, vào kinh đại tràng và vị. Xà lách có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh lạc, giải nhiệt, hạ hỏa.
Công dụng chữa bệnh của xà lách
Chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu: Xà lách giã nhuyễn đắp lên rốn (Bài thuốc được ghi trong các y thư cổ: Hải thượng Lãn Ông, Bản thảo cương mục).
Xà lách trị mụn, làm đẹp da
Trị mụn nhọt sưng đau: Lá xà lách, giã nát, đắp vào nơi tổn thương, sau nửa tiếng thì rửa sạch. Thay thuốc 3 lần/ngày để đạt kết quả trị liệu.
Làm đẹp da mặt, bảo vệ màng da: Xà lách rửa sạch, nấu sôi ra dưỡng chất, để nguội, rửa mặt thường xuyên (dùng cho cả da khô và da nhờn)
Chữa bệnh viêm da, mẩn ngứa: Xà lách rửa sạch, nghiền nát với dầu ô liu rồi bôi lên da, đều đặn mỗi ngày mỗi ngày đến khi hết triệu chứng.
Mặt nạ làm mịn da, sát trùng, ngăn ngừa mụn trứng cá: Xà lách tươi, rửa sạch, để ráo, giã nát, lọc lấy 15- 20ml nước cốt. 1,5-2 thìa café bột mì + 2-3 giọt dầu ô liu + nước cốt xà lách. Trộn đều.
Cách dùng: Rửa mặt sạch, bôi đều bột trộn nước xà lách lên mặt, trừ phần quanh mắt và miệng. Sau 15-20 phút chờ cho mặt nạ khô hoàn toàn. Rửa mặt lại bằng nước sạch. Tuần 1-2 lần.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu: Nước ép xà lách, nước ép ngó sen, mật ong vừa đủ. Hòa chung. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100-150ml. Uống liên tục trong nhiều ngày. Hoặc đơn giản hơn ăn xà lách tươi mỗi ngày không kể liều lượng.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: