KÉ ĐẦU NGỰA LÀ GÌ?
Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường. Cây còn có tên khác là thương nhĩ tử, xương nhĩ, thương nhĩ, phắc ma, mac nháng (Tày). Tên khoa học: xanthium strumarium L. (tên đồng nghĩa Xanthium japonicum Widder), họ Cúc (Asteraceae).
ĐẶC ĐIỂM CỦA KÉ ĐẦU NGỰA
Cây thương nhĩ tử là một cây nhỏ, cao độ 2m thân có khía rãnh.
Lá mọc so le, phiến lá hơi 3 cạnh. Mép có răng cưa có chỗ khía hơi sầu thành 3 – 5 thùy, có lông ngắn cứng.
Cụm hoa hình đầu có thứ lưỡng tính ở phía trên, có thứ chỉ gồm có hai hoa cái nằm trong hai lá bấc dày và có gai.
Quả già hình thoi, có móc, có thể móc vào lông động vật.
CÂY KÉ ĐẦU NGỰA MỌC Ở ĐÂU?
Cây mọc hoang vùng đồi núi, thường mọc vào mùa xuân và gieo bằng hạt, đến mùa thu quả mới chín. Cây ké này mọc hoang ở khắp nơi ở Việt Nam. Hái cả cây trừ bỏ rễ phơi hay sấy khô. Hoặc chỉ hái quả chín rồi phơi hay sấy khô.
THÀNH PHẦN DƯỢC CHẤT CỦA KÉ ĐẦU NGỰA
Trong quả thương nhĩ tử có chứa 30% chất béo, 1,27% chất glucozit, 3,3% chất nhựa, và vitamin C.
Quả thương nhĩ tử còn chứa Carboxy atratylozit dạng muối có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh và có độc tính , ngoài ra chất Xanthetin, Xanthamin có tác dụng kháng khuẩn.
Toàn thân cây thương nhĩ tử chứa nhiều iốt, 1 gam lá hay thân cây ké chưa trung bình 200 mg iốt, 1 gam quả ké đầu ngựa chứa 220-230 mg iốt, nếu nấu sắc cô đặc thành cao thì 15 phút nấu cao chứa 300mg iốt. Chính vì thế người ta dùng cây ké đầu ngựa trong điều trị bệnh bướu cổ.
TÁC DỤNG CỦA KÉ ĐẦU NGỰA
TÁC DỤNG CỦA KÉ ĐẦU NGỰA TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Các bộ phận của cây thương nhĩ tử đều mang lại công dụng trong điều trị bệnh. Cây giúp làm toát mồ hôi, tiết nước bọt, thường dùng trị sốt rét. Rễ cây đắng và bổ dùng trị bệnh tràng nhạc và ung thư, cao rễ được dùng trị vết loét, mụn nhọt. Quả ké đầu ngựa giúp làm mát, trị bệnh đậu mùa.
Ở Trung quốc, quả được dùng phổ biến làm thuốc chống bướu cổ, chữa viêm sưng tấy, dùng trong thuốc mỡ trị bệnh về da như eczema, ngứa, vết sâu bọ cắn và ghẻ.
TÁC DỤNG CỦA KÉ ĐẦU NGỰA TRONG CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Theo nghiên cứu, thương nhĩ tử còn có tác dụng kháng vi sinh vật, hạ đường huyết, ảnh hưởng tốt đối với tim mạch, hệ thống huyết dịch, chống viêm và trấn thống (giảm đau). Vị thuốc này còn có tác dụng tốt đối với hệ hô hấp, chống ôxy hóa.
Thành phần hóa học: Alcaloid, saponin, chất béo, iod. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy: quả ké có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, hưng phấn hô hấp, ức chế miễn dịch (chống dị ứng)…
Thương nhĩ tử có nhiều loại như thương nhĩ tử, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính.
CÁCH DÙNG KÉ ĐẦU NGỰA CHỮA BỆNH
Chữa đau răng: sắc nước qủa thương nhĩ tử, ngậm lâu lại nhổ. Ngậm nhiều lần.
Mũi chảy nước trong, đặc: Quả thương nhĩ tử sao vàng tán bột. Ngày uống 4 – 8g.
Chữa thủy thũng, bí tiểu tiện: Thương nhĩ tử, thiêu tổn tính, đình lịch. Hai vị bằng nhau, tán nhỏ. Uống với nước mỗi lần 8g, ngày hai lán.
Chữa bướu cổ: Ngày uống 4 – 5g quả hay cây thương nhĩ tử dưới dạng thuốc sắc (đun sôi, giữ sôi 15 phút).
CÁCH DÙNG KÉ ĐẦU NGỰA CHỮA MỤN NHỌT
Cao thương nhĩ (Vạn ứng cao): Toàn cây khô nấu cao mềm, hóa nước uống ngày 6-8g. Uống liên tục 1 tháng.
Hoàn thương nhĩ: Lấy toàn cây trừ rễ. Nấu cao đặc, tán bột, vo viên. Ngày uống 3 lần. Mỗi lần 15-20g.
CÁCH DÙNG KÉ ĐẦU NGỰA CHỮA LỞ Ở TRẺ NHỎ
Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Thương nhĩ tử 10g, bồ công anh 15g, sài đất 10g, kim ngân hoa 5g, cam thảo đất 2g. Chế thành trà thuốc đóng gói 40g. Ngày uống 1 gói hãm nước sôi, uống dần. Trẻ dưới 18 tháng ngày uống nửa gói.
CÁCH DÙNG KÉ ĐẦU NGỰA CHỮA BỆNH PHONG
Thương nhĩ tử giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượu để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày.
Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống.
CÁCH DÙNG KÉ ĐẦU NGỰA CHỮA BỆNH UNG THƯ
Ung thư mũi: Dùng bài sau có thành phần giống bài thương nhĩ tử tán trên nhưng khác liều lượng: Thương nhĩ tử 10g, tân di 15g, ngày 8-12g, chia 2-3 lần.
Ung thư não: Thương nhĩ tử 15g, thất diệp nhất chi hoa (cây 7 lá 1 hoa) 16g, viễn chi 10g, xương bồ 6g, sắc uống ngày một thang.
Các loại ung thư dùng chung bài quả hoặc lá thân thương nhĩ 20g sắc uống ngày 1 thang.
HÌNH ẢNH KÉ ĐẦU NGỰA
Cây thương nhĩ tử mọc hoang ở nhiều nơi, tên Hán là Thương nhĩ tử, tên khoa học loài có ở Việt Nam duy nhất là Xanthium strumarium. Loại cho quả to bằng ngón chân cái gọi ké ông mới là thật tốt.
Theo Tây y, thành phần hóa học của loại quả này có nhiều iod và vitamin C (đặc biệt trong lá 47mg/100g lá). Quả non có nhiều vitamin C và các glucoza, B sintosterol và B DglucoziDl có tác dụng chống viêm.
GIÁ KÉ ĐẦU NGỰA BAO NHIÊU TIỀN 1KG?
Thương nhĩ tử giá bao nhiêu tiền là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để mua được dược liệu với mức giá hợp lý, bạn nên lựa chọn những địa chỉ mua hàng uy tín thuocnam.mws.vn, tin cậy.
Trên thị trường hiện nay, thương nhĩ tử được bán tại:
Tiệm thuốc Bắc, các cửa hàng dược liệu
Các trang web bán hàng thuocnam.mws.vn
Các cửa hàng phân phối chính hãng
Giá bán thương nhĩ giao động tử khoảng 200.000 đồng/kg khô.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: