Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hồng rừng bài thuốc nam hay giúp mát gan giải độc, giảm ho tiêu đờm

Cao chè vằng nguyên chất
  • Tên khác: cây hồng thị rừng, hồng chát, mạy chí
  • Tên khoa họcDiospyros kaki L.f, thuộc họ thị (1).
  • Bộ phận dùng: quả, thân, lá vài tai quả hồng.
  • Tính vị: Vị ngọt chát, tính ấm.
  • Công dụng chính: giảm ho tiêu đờm, bổ dưỡng cơ thể, mát gan giải độc, hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan (2).

Mô tả

Cây hồng rừng là loại thân gỗ lớn, có hình dáng tương tự như cây hồng nhà nhưng cây có kích thước to lớn hơn, điểm đặc biệt của hồng rừng đó là rất sai quả nhưng quả lại rất nhỏ, thường chỉ có kích thước bằng 1/3 so với quả hồng nhà. Các bạn có thể xem hình ảnh ở bài viết để có thể hình dung được chính xác nhất phần mô tả.

Hồng rừng thường mọc ở đâu ?

Thoạt nghe tên gọi chúng ta đã có thể hình dung được nơi mọc của loài cây này, đúng vậy cây hồng rừng là loài mọc hoang ở khắp các cánh rừng nước ta. Nếu để ý bạn sẽ thấy đến mùa quả chín vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm, ở một vài góc rừng sẽ có những cây hồng rừng quả chín vàng, hàng đàn chim ríu rít đua nhau vào ăn quả chín.

Thu hái, chế biến: Thân, lá được người dân hái quanh năm, đem về thái mỏng phơi khô. Quả thường được hái vào tháng 9 hàng năm, dùng tươi hoặc thái ra phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

Trái hồng rừng tươi

Công dụng của cây hồng rừng

Theo kinh nghiệm dân gian các bộ phận của cây hồng nói chung (cả hồng rừng và hồng nhà) đều là những vị thuốc rất thông dụng trong các phương thuốc cổ truyền, những thông tin mới cập nhật gần đây cho thấy cây hồng rừng còn có nhiều công dụng hay hơn so với hồng nhà, hồng rừng có một số tác dụng sau:

  • Điều trị ho, tiêu đờm
  • Điều trị huyết áp cao
  • Mát gan, giải độc
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan
  • Bồi bổ cơ thể

Cách dùng làm thuốc

Có hai cách dùng hồng rừng phổ biến nhất là sắc uống và ngâm rượu.

1. Cách sắc uống

Điều trị ho: Theo kinh nghiệm dân gian, trái hồng là một trong những vị thuốc điều trị ho rất hay và hiệu quả. Có thể dùng quả tươi còn xanh hoặc quả khô, tiện lợi nhất là dùng 10g quả khô thái lát sắc với khoảng 600ml nước, đun cạn còn khoảng 1 bát nước để uống trong ngày (2).

Điều trị cao huyết áp: Lá hồng rừng rửa sạch phơi khô 20g, đun nước uống hàng ngày, có thể uống như một loại trà.

Mát gan, giải độc, hạ men gan, xơ gan: Dùng lá, thân hoặc rễ hồng rừng sắc uống, liều dùng 35g ~ 40g khô/ngày. Sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun cạn còn khoảng 1 lít nước, uống thay nước trong ngày.

Thân lá hồng rừng khô

2. Cách ngâm rượu hồng rừng

Theo kinh nghiệm dân gian ngoài dùng dưới hình thức sắc uống, trái hồng rừng còn được nhiều nơi dùng để ngâm rượu. Rượu trái hồng rừng có tác dụng tăng cường tiêu hóa, bồi bổ và tăng cường sức khỏe và giảm ho. Cách ngâm như sau:

  • Chuẩn bị: Trái khồng phơi khô 1kg, rượu gạo 4 lít loại 40 độ, bình thủy tinh hoặc sành sứ loại 10 lít.
  • Cách chế biến trước khi ngâm: Trái hồng đã phơi khô, các bạn đem sao vàng hạ thổ, tham khảo: Sao vàng hạ thổ là gì, hướng dẫn cách sao vàng hạ thổ đúng cách
  • Cách ngâm: Xếp trái hồng đã sao vàng vào bình, đổ ngập rượu và đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 1 tháng trở lên là dùng được. Rượu hồng rừng ngâm càng lâu mùi vị càng đậm đà và thơm ngon hơn.
  • Liều dùng: Nên dùng rượu hồng rừng trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa uống khoảng 2 ly rượu nhỏ, không nên dùng quá nhiều vì uống nhiều không có lợi thậm chí phản tác dụng.

Một số nghiên cứu trong, ngoài nước về cây hồng

  • Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã xác định được nguyên tắc giảm huyết áp của lá cây hồng rừng Diospyros kaki (3).
  • Tìm thấy hoạt động ức chế tế bào ung thư bạch cầu lympho ở người của chiết xuất từ ​​cây hồng (Diospyros kaki). Được công bố bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản (4).
  • Xác định hoạt động miễn dịch và chống oxy hóa từ lá cây hồng Diospyros kaki, được công bố bởi các nhà nghiên cứu người Trung Quốc (5) (6).
  • Tìm thấy hoạt tính sinh học gây độc đối với tế bào ung thư của chiết xuất từ vỏ cây hồng (Diospyros kaki), nhóm nghiên cứu nhận định chiết xuất vỏ hồng được đánh giá là một trong những chất chống ung thư tiềm năng trong thời gian tới. Nghiên cứu được thực hiện bời sự cộng tác của các nhà khoa học Nhật Bản và Hungari (7)
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: