Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hồng đậu khấu là vị thuốc gì? Củ riềng nếp điều trị bệnh gì? Cùng tham khảo bài thuốc nam hay

Cao chè vằng nguyên chất

Về cây riềng nếp

Cây riềng nếp có tên khoa học là Alpinia galanga, thuộc họ Gừng (2).

Cây riềng nếp

Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là đại cao lương khương (大高良姜), đại lương khương (大良姜), sơn khương (山姜)… còn quả của cây thì được gọi là hồng đậu khấu (红豆蔻), trong quả có từ 3 – 5 hạt.

Khi dùng làm thuốc, với củ riềng nếp, ta nhổ lên, rửa sạch rồi cắt bớt các rễ nhỏ và phơi khô. Với hồng đậu khấu, ta đợi lúc quả chuyển sang màu đỏ thì thu hái và phơi trong bóng râm cho khô dần (hoặc phơi dưới nắng nhẹ) (1).

Công dụng làm thuốc của hồng đậu khấu

Vị thuốc hồng đậu khấu được ghi chép trong nhiều công trình y học nổi tiếng như Bản thảo cương mục, Bản thảo phùng nguyên… và theo y học cổ truyền thì hồng đậu khấu có vị cay, tính ấm.

Hồng đậu khấu

Có thể kể ra một số công dụng nổi trội của hồng đậu khấu như:

  • Chống viêm.
  • Làm tản khí lạnh.
  • Kích thích tiêu hóa thức ăn.
  • Điều trị chướng bụng, nôn thổ.
  • Dùng cho người uống rượu quá nhiều (giúp giải rượu).

Liều dùng: Mỗi ngày dùng từ 3 đến 6 g hồng đậu khấu, sắc lấy nước uống.

Lưu ý: Với vị thuốc này, ta không nên uống lâu ngày vì sẽ gây tổn hại đến mắt và khiến người uống dễ nổi giận (1) (3).

Công dụng làm thuốc của củ riềng nếp

Củ riềng nếp có chứa tinh dầu thơm nhưng mùi vị không mạnh bằng củ riềng thông thường và dược tính cũng yếu hơn. Vì vậy, khi không có củ riềng thông thường làm thuốc, ta có thể dùng củ riềng nếp thay thế (vì chúng có công dụng tương tự nhau).

Củ riềng nếp phơi khô

Có thể kể đến các công dụng của củ riềng nếp như:

  • Điều trị đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn do ăn uống khó tiêu.
  • Giúp giã rượu.
  • Điều trị lỵ, dịch tả và đau dạ dày.
  • Điều trị nhiễm khuẩn, uốn ván.
  • Giúp giảm tê phù.
  • Giúp chống co thắt (3) (4) (5).

Liều lượng: mỗi ngày, lấy từ 3 – 10 g củ riềng nếp nấu lấy nước uống (6).

Thông tin thêm về hồng đậu khấu

  • Về tinh dầu từ củ riềng nếp: Kết quả thử nghiệm in vitro và in vivo cho thấy tinh dầu thu được từ củ riềng nếp (ở dạng khô và dạng tươi) đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và long đờm mạnh (5).
  • Về củ riềng nếp: Ở Châu Âu, củ riềng nếp được ghi trong từ điển y học của nhiều nước với các công dụng chủ đạo là: điều trị khó tiêu, đầy hơi, ung thư miệng, dịch tả, giúp long đờm và lợi tiêu hóa sau khi sinh nở. Với người Ả Rập, thuốc này còn được dùng để kích dục. Ở Lào, Trung Quốc và Campuchia, củ riềng nếp được biết đến như vị thuốc chống co giật, gây trung tiện, điều trị lỵ và viêm phế quản. Ở Thái Lan, củ riềng nếp được biết đến với tác dụng lọc máu (5).
  • Bên cạnh đó, theo tạp chí Applied Biochemistry and Biotechnology thì các chiết xuất metanol, axeton và ete dietyl từ riềng nếp còn có thể chống lại các vi khuẩn như: tụ cầu vàng Staphylococcus aureus, vi khuẩn gram âm Enterobacter aerogene, vi khuẩn Escherichia coli MTCC 1563, vi khuẩn Streptococcus epidermis… và nhiều loại vi khuẩn khác. Trong đó, chiết xuất metanol cho thấy hoạt tính cao nhất (7). Ngoài ra, theo tạp chí Fitoterapia, trong rễ củ cây riềng nếp còn có các hoạt chất giúp hạ đường huyết ở thỏ bình thường (nhưng không làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở thỏ bị tiểu đường do alloxan) (8).
  • Về lá riềng nếp: Dân gian còn dùng lá riềng nếp điều chế thành dạng cao bôi ngoài da để điều trị dị ứng và ngứa da. Ngoài ra, nước sắc từ lá riềng nếp cũng được biết đến với tác dụng làm giảm thấp khớp (nấu nước tắm) (5).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: