Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hoa cúc vàng điều trị mụn nhọt, viêm gan, râu tóc bạc sớm đơn giản dễ tìm

Cao chè vằng nguyên chất

Hơn nữa, vì hoa cúc chịu rét tốt nên người xưa cho rằng loài hoa này hấp thụ được đầy đủ “tinh khí” của đất trời, là biểu tượng cho sức khỏe và sự trường thọ. Vì vậy, vào lễ Tết, bên cạnh sắc vàng của hoa vạn thọ thì chính là hoa cúc, hoa mai.

Có thể nói, hàng ngàn năm qua, hoa cúc đã quá quen thuộc qua các câu chuyện cổ tích, điển tích, phong tục, qua âm nhạc và điện ảnh. Gần đây, lễ hội hoa cúc và đài hoa cúc còn trở thành nguồn cảm hứng để nói lên những bi kịch của vương quyền: “Hoa cúc tàn, đau thương rơi đầy đất, nụ cười của người cũng hóa thành hư vô” (“Đài hoa cúc” – Hoàng Kim Giáp) (1).

Có thể thấy, ít có loài hoa nào lại đi sâu vào văn hóa và tâm thức của con người như hoa cúc. Và không chỉ thế, người xưa còn dùng hoa cúc vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó có làm thuốc.

Những công dụng của hoa cúc vàng

Hoa cúc gồm nhiều loại, trong đó có hai loại thường được dùng làm thuốc là hoa cúc trắng và hoa cúc vàng. Vào dịp lễ tết, hoa cúc vàng được bày bán nhiều hơn bởi màu sắc bắt mắt của nó.

Hoa cúc vàng (kim cúc, hoàng cúc, cúc hoa vàng, cam cúc hoa) có tên khoa học là Chrysanthemum indicum, thuộc họ Cúc: Asteraceae (2).

Được biết, hoa cúc là vị thuốc đã được sử dụng từ rất lâu với nhiều công dụng quý như:

  • Thanh nhiệt, giải độc.
  • Điều trị cảm lạnh, sốt.
  • Điều trị mụn nhọt, viêm gan.
  • Làm sáng mắt, điều trị hoa mắt, đau mắt đỏ, chảy nước mắt sống.
  • Điều trị chóng mặt, nhức đầu, đau nhức chân tay và lưng.
  • Giúp nhuận tràng, điều trị lỵ.
  • Uống thường xuyên sẽ giúp đen tóc, lợi khí huyết và lâu già.

Liều lượng: mỗi ngày dùng từ 8 – 12 g dưới dạng thuốc sắc (3) (5) (6).

Cách dùng hoa cúc vàng

Một số bài thuốc từ hoa cúc vàng

1. Điều trị cao huyết áp, râu tóc bạc sớm

Với các bệnh nhân bị cao huyết áp, nhức đầu hay chảy nước mắt sống thì dùng trà hoa cúc kết hợp với cam thảo dây, thảo quyết minh sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Ngoài các tác dụng trên, trà hoa cúc cũng rất tốt với những thanh thiếu niên bị chứng râu tóc bạc sớm.

Cách dùng: Lấy 20 g hoa cúc vàng hãm trong nước sôi cùng với thảo quyết minh (50 g, sao thơm) và cam thảo dây (100 g, dùng thân, lá, băm nhỏ rồi sao thơm). Nước này dùng uống như trà thanh nhiệt hàng ngày. Lưu ý, với cam thảo dây chỉ dùng thân, lá, không được dùng hạt vì hạt cây này có độc (4).

2. Điều trị viêm tuyến vú và các loại mụn nhọt

Với các trường hợp này (kể cả mụn sưng và nhọt chưa lên mủ), các bạn có dùng kết hợp cả thuốc sắc và thuốc đắp để mang lại hiệu quả cao hơn.

Dùng thuốc sắc: Mỗi ngày lấy 20 g hoa cúc vàng (dùng cả hoa, lá và cành) sắc chung với 12 g bồ công anh, 12 g cam thảo và 12 g kim ngân hoa (hoa hoặc dây kim ngân đều được). Lưu ý, các vị này nên sắc kỹ và uống khi thuốc còn ấm.

Dùng đắp ngoài da: Lấy 1 nắm lá hoa cúc tươi giã chung với 3 cây hành (đã rửa và lặt sạch lá ủ), sau đó cho thêm một ít muối, trộn đều và đắp lên da (5).

3. Hoa cúc vàng điều trị suy nhược thần kinh

Suy nhược thần kinh là một trong những loại bệnh phổ biến của thế kỷ XXI, khi con người phải đối diện với nhiều áp lực từ công việc, gia đình và môi trường sống. Để điều trị bệnh này, các bạn có thể dùng 12 g hoa cúc vàng sắc chung với các vị: mạn kinh, bá tử nhân, quả dành dành, táo nhân (mỗi vị 12 g) và sài hồ (16 g).

Cách dùng: sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang (6).

Lưu ý

  • Hoa cúc vàng phù hợp với những người bị bệnh do nhiệt nên những người tỳ vị hư hàn, bao tử yếu và đang bị tiêu chảy không nên dùng (1).
  • Không nên phơi hoa cúc dưới nắng quá gắt và cần chú ý trong bảo quản vì hoa cúc rất dễ bị ẩm mốc.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: