1. Hương phụ trị bệnh huyết áp thấp
Hương phụ hay còn được biết với tên gọi là cỏ gấu, củ gấu, cỏ cú, sống trên đất nước lợ hoặc nước mặn. Nó là loại cây thường gặp trong vườn nhà, trên nương, bãi cỏ, bãi cát,… Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng hành khiếu, khai uất, thông kinh, tiêu sưng giảm đau, đặc biệt có hiệu quả cao trong việc lưu thông khí huyết. Nó được dùng để trị nhiều bệnh khác nhau như: kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm tử cung mạn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh đẻ; chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, các bệnh đương hô hấp…
Ngoài ra, từ xa xưa ông cha ta đã biết dùng hương phụ để làm tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết, giúp giảm nhanh các triệu chứng của huyết áp thấp. Một khi khí huyết được điều hòa, sẽ giúp nâng cao chỉ số huyết áp một cách ổn định và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của huyết áp thấp như: suy giảm trí nhớ, nhũn não, tai biến mạch máu não,…
2. Sinh khương (gừng)
Gừng không chỉ là một trong những gia vị quen thuộc trong nhà bếp mà nó còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh khác nhau.
Gừng có vị cay, tính hơi ấm, có tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chống nôn, giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Ngoài ra, gừng chứa nhiều hoạt chất có lợi cho việc tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu và điều trị huyết áp thấp như amino axit, gingerol, zingerzone, shogaol.
3. Ích Mẫu
Ích mẫu có tên khoa học là L. heterophyllus Sweet, thuộc họ Hoa môi – Lamiaceae với những đặc điểm như có chiều cao hơn 1m, thân vuông, ít phân nhánh và thường mọc ở đồng bằng hoặc trung du.
Ích mẫu mang vị cay, hơi đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới). Các hoạt chất trong ích mẫu có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, tử cung, kháng sinh với một số vi trùng. Đặc biệt, ích mẫu có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu, mệt mỏi,… do huyết áp thấp gây ra nhờ công dụng bổ máu, tăng tạo máu, tăng cường tuần hoàn máu của mình.
4. Bồ Công Anh
Bồ công anh là loại thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết. Nó có tính lợi mật, ích gan, bổ đắng, dẫn lưu gan mật, tản máu, lọc máu, chống hoại huyết, lợi tuần hoàn.
Trong Đông y, người ta sử dụng bồ công anh để chữa rất nhiều bệnh khác nhau trong đó có bệnh huyết áp thấp. Chúng chứa nhiều chất sắt tương đương với rau dền, hàm lượng vitamin A cao gấp bốn lần rau diếp và rất giàu các nguyên tố vi lượng như magie, potassium, calcium, sodium và nhất là vitamin C, B, giúp khắc phục các triệu chứng huyết áp thấp như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
5. Dạ Cẩm
Dạ cẩm là một vị thuốc mọc rất nhiều ở các vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Dạ cẩm mang vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Các thành phần hóa học trong cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm thiểu triệu chứng ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, làm lành vết thương, vết loét. Nhiều người có chức năng hệ tiêu hóa kém, không hấp thụ được dinh dưỡng từ thức ăn, gây suy nhược cơ thể và dẫn đến tình trạng thiếu máu, tụt huyết áp thường xuyên. Lúc này, sử dụng dạ cẩm sẽ hỗ trợ quá trình nâng huyết áp ổn định đồng thời khôi phục chức năng dạ dày, chữa ăn uống kém tiêu cho người bị huyết áp thấp.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: