Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hạt tiêu giúp điều trị khó thở và đau vùng tim do trúng hàn hay

Cao chè vằng nguyên chất

Có lẽ vì khí hậu, đất đai thích hợp và cũng có lẽ do thiên vị mảnh đất quê mình, tôi thấy hạt tiêu Phú Quốc là cực ngon (nhất là tiêu xanh). Thế nhưng, đằng sau vai trò một thứ gia vị, hạt tiêu còn có công dụng nào khác nữa không?

Vâng, hạt tiêu còn có công dụng làm thuốc.

Vài nét về hồ tiêu

Hồ tiêu chính là loại tiêu mà chúng ta lấy hạt để ăn hàng ngày. Món cá rô kho tiêu, cá lóc kho tiêu một thời chắc bạn vẫn còn nhớ chứ!.

Dây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Hồ tiêu: Piperaceae (1).

Quả tiêu mọc thành chùm và khi quả bắt đầu chuyển sang màu vàng (hoặc đỏ) thì người ta thu hoạch, tuốt hạt rồi phơi khô. Sau khi phơi khô, nó sẽ thành hạt tiêu có lớp vỏ màu đen mà chúng ta hay rang, xay để làm gia vị.

Chùm quả tiêu già và chín

Mặt khác, nếu muốn ăn tiêu sọ (tức tiêu trắng), người ta lấy quả tiêu chín chà bỏ vỏ rồi mới phơi khô. Lúc này, hạt tiêu sẽ có màu trắng và cay hơn (nhưng không thơm bằng tiêu đen). Trên thực tế, tiêu đen được lựa chọn nhiều hơn tiêu sọ vì dễ ăn và hương vị cũng đậm đà hơn.

Ngoài ra, khi nói đến tiêu thì còn phải kể đến những chùm tiêu xanh. Đó là những quả tiêu còn non và có màu xanh lá. Loại tiêu này bạn dùng kho cá, nấu lẩu thì thơm ngon tuyệt vời!

Tiêu xanh

Công dụng làm thuốc của hạt tiêu

Theo thuocnam.mws.vn, hạt tiêu có tính nóng nên giúp ấm bụng và làm giảm nôn mửa (nhờ tác dụng hạ khí). Với những người bị đờm, hạt tiêu cũng giúp tiêu đờm rất tốt.

Bên cạnh đó, hồ tiêu còn được biết đến với các công dụng như:

  • Giúp dễ tiêu.
  • Giải cảm do hàn (giúp ra mồ hôi, làm tan khí lạnh trong người).
  • Điều trị đột ngột đau bụng do lạnh.
  • Điều trị hen suyễn.
  • Điều trị khó thở và đau vùng tim do trúng hàn.

Liều lượng: Mỗi lần dùng khoảng 2 g – 4 g hạt tiêu, tán bột rồi uống (hoặc sắc uống đều được). Nếu bị thổ tả, tiêu chảy, bạn nên tán bột rồi uống bằng nước cơm sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu bị nhức răng, bạn cũng có thể lấy hồ tiêu tán bột rồi xỉa, nhét vào lỗ răng sâu (độ cay và tính kháng khuẩn của hạt tiêu sẽ giúp cơn đau giảm đi) (2) (3).

Lưu ý: Hạt tiêu có tính nóng, vì vậy, nếu dùng nhiều, nó có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm, xung huyết và đại tiện, tiểu tiện ra máu (2).

Các bài thuốc từ lá và hạt tiêu

  • Điều trị tràng nhạc (kể cả trường hợp vỡ và chưa vỡ): Mỗi ngày, hái một ít lá tiêu tươi (vừa đủ) nghiền nát, trộn với muối rồi đắp lên (3).
  • Điều trị lang ben: Lấy lá tiêu tươi nghiền nát, trộn với giấm hoặc rượu rồi dùng vải gói lại, sau đó cầm gói vải ấy chà lên da (3).
  • Điều trị sưng ngứa âm hộ: Trong trường hợp này, các bạn lấy 9 hạt tiêu (còn nguyên), cho vào nước, nấu cho sôi lên rồi để nước tự nguội lại, khi thấy nước đã ấm lại thì dùng để rửa (3).
  • Điều trị sốt rét: Lấy một muỗng cà phê hạt hồ tiêu, 1 củ tỏi (củ nhỏ), một củ gừng tươi (to bằng ngón chân cái) và một ít phèn chua (nhỏ chừng một ngón tay), tất cả giã nhỏ ra rồi đổ nước sôi vào để ngâm thuốc, sau đó chắt lấy nước uống (3).
  • Điều trị tiêu chảy, hễ ăn vào là nôn ra: dùng hồ tiêu và bán hạ chế với liều lượng bằng nhau rồi đem xay nhuyễn như bột, sau đó vo thành viên to bằng hạt đậu. Mỗi ngày, lấy 15 đến 20 viên uống với nước gừng (4).

Thông tin thêm

  • Tên gọi: Hồ tiêu có tên gọi Hán tự là “cổ nguyệt”. Đó là vì chữ “cổ” và chữ “nguyệt” trong Hán tự ghép lại sẽ thành chữ “Hồ” – nhấn mạnh nguồn gốc xuất xứ của loài tiêu là từ nước Hồ (4).
  • Thành phần: Trong hồ tiêu có tinh dầu với tỉ lệ khoảng 1, 5 – 2, 2 % và tập trung chủ yếu ở phần vỏ quả giữa. Vì vậy, hạt tiêu đen (chưa tách vỏ) chứa nhiều tinh dầu hơn và có hương thơm đậm đà hơn tiêu sọ (đã chà bỏ vỏ). Ngoài tinh dầu, trong hạt tiêu còn chứa chất béo, tinh bột và các ancaloit (4).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: