Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hạt sen, lá sen giúp điều trị suy nhược, mất ngủ, di mộng tinh hiệu quả tuyệt vời

Cao chè vằng nguyên chất

Thật vậy, những hạt sen non trong, ngọt lành, vừa thơm vừa giòn thì ngon miễn bàn nhưng lại không dễ gì mua được. Trong khi đó, nếu ăn hạt sen vừa hoặc bắt đầu già thì lại phải lể tim sen (vì tim sen rất đắng, ăn vào mất ngon).

Thế nhưng, chính cái chồi mầm xanh xanh tí xíu đó lại giúp an thần rất tốt, tốt hơn cả hạt sen. Ở quê tôi, những người lớn tuổi hay bị mất ngủ vẫn thường mua tim sen đã đóng gói sẵn để nấu nước uống.

Công dụng của tim sen

Khi dùng hạt sen non cũng như tim sen, điều làm tôi thích nhất là giấc ngủ cứ đến một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Hơn nữa, khi tỉnh dậy lại không bị say ngủ, váng đầu mà tinh thần rất nhẹ nhõm. Những lần đầu tiên tôi cũng không nghĩ đó là tác dụng của sen nhưng sau nhiều lần dùng và để ý thì thấy rõ ràng nó có tác dụng an thần rất tốt.

Được biết, ngoài tác dụng an thần, tim sen (liên tâm, liên tử tâm, tâm sen) đã phơi khô, sao vàng còn có các tác dụng khác như:

  • Giúp hạ sốt, giảm cảm giác khát nước.
  • Điều trị di tinh, mộng tinh.
  • Điều trị tim đập nhanh, hay hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, ngủ không sâu và cao huyết áp.
  • Giúp thanh tâm, điều trị thổ huyết, sốt hâm hấp và hôn mê do nhiệt bệnh.

Liều dùng: dùng một lượng nhỏ từ 1, 5 – 3 g mỗi ngày (có thể sắc, hãm hoặc dùng dưới dạng hoàn tán và có thể cho thêm đường để dễ uống) (1) (2) (3).

Một số bài thuốc có dùng tim sen

– Điều trị tiểu đường: dùng tim sen (8 g), bo bo, củ mài, bạch biển đậu, mạch môn, thiên môn đông, sa sâm (mỗi vị 12 g) và thạch cao (20 g), sắc lấy nước uống (một thang mỗi ngày).

– Điều trị suy nhược do lao và viêm phế quản mạn tính: dùng tim sen, ngũ vị tử, quy bản, mạch môn (mỗi vị 10 g), đại táo (4 quả), trần bì và chích cam thảo (mỗi vị 6 g), đảng sâm, bo bo, bạch thược, sinh địa và đan bì (mỗi vị 12 g), sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang (3).

Tác dụng của lá sen

Lá sen dùng để gói xôi, gói bánh đã quá quen thuộc với mọi người. Thế nhưng, theo y học cổ truyền, lá sen (liên diệp) còn có các tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Giúp tán ứ, cầm máu.
  • Điều trị nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuyết huyết dưới da, đại tiện và tiểu tiện ra máu.
  • Điều trị phụ nữ máu hôi không hết sau khi sinh đẻ.
  • Điều trị mất ngủ (chọn lá bánh tẻ) (5).
  • Hỗ trợ giảm cân qua cơ chế làm giảm mỡ máu (5).

Liều dùng: sắc uống từ 15 – 20 g mỗi ngày (2) (3).

Cây sen

Một số bài thuốc có dùng lá sen

Lá sen còn được dùng kết hợp trong các bài thuốc như:

– Điều trị sốt xuất huyết: lá sen, rau má, cây nhọ nồi (mỗi thứ 30 g) và bông mã đề (20 g). Nếu không có cỏ nhọ nồi thì có thể dùng ngó sen để thay thế. Ngoài ra, nếu người bị sốt có biểu hiện xuất huyết thì phải tăng liều lượng lá sen lên 50 g để giúp cầm máu (3).

– Điều trị chảy máu não: Bài thuốc này có tác dụng điều trị chảy máu não, giúp giảm huyết áp và các biến chứng do tăng huyết áp, đồng thời cải thiện khả năng nói và cử động tay chân của bệnh nhân. Thành phần bao gồm: lá sen, cam thảo (mỗi vị 15,5 g), bạch thược, tang ký sinh, sinh địa, mạch môn (mỗi vị 10 g) và đỗ trọng (12,5 g), sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang (3).

Công dụng của hạt sen

Bên cạnh tim sen, lá sen, nhiều bộ phận khác của cây sen như ngó sen, thịt hạt sen, gương sen, củ sen, râu sen… cũng đều có thể dùng làm thuốc. Trong đó, thịt hạt sen già (liên nhục) là thành phần không thể thiếu trong công thức pha chế sâm bổ lượng cũng như nhiều món ăn tẩm bổ khác.

Theo thuocnam.mws.vn, thịt hạt sen (đã bỏ tim sen) có các dụng như:

  • Điều trị tỳ hư, kiết lỵ, tiêu chảy, cấm khẩu (sắc uống từ 6 – 12 g).
  • Điều trị thận hư, tiểu dắt (sắc uống từ 8 – 25 g).
  • Bồi bổ cơ thể, dưỡng tim, điều trị kém ăn, mất ngủ, suy nhược thần kinh, khí hư và di tinh, mộng tinh (sắc uống hoặc tán bột uống từ 10 – 30 g) (1) (2) (3).

Một số bài thuốc kết hợp có dùng hạt sen (liên nhục)

– Điều trị khí hư: dùng hạt sen, bo bo, mã đề, đảng sâm, khiếm thực (mỗi vị 16 g), củ mài, bạch truật (mỗi vị 12 g) và vỏ quýt (trần bì, 8 g), sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Điều trị suy nhược thần kinh: dùng hạt sen, củ mài, thạch hộc, kim anh tử, hà thủ ô, thục địa, quy bản, địa cốt bì, táo nhân (mỗi vị 12 g) và lai quy (8 g), sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

– Điều trị chứng không nói được sau khi sinh đẻ: dùng hạt sen, nhân sâm và thạch xương bồ tán bột rồi trộn vào nhau, chia ra mỗi lần uống là 20 g bột (2) (3).

Tuy nhiên, không phải ai sử dụng tim, hạt sen, lá sen cũng sẽ thấy hiệu quả. Mỗi vị thuốc Nam bao giờ cũng công hiệu với những đối tượng có thể tạng phù hợp còn đối với những đối tượng khác thì sẽ không có tác dụng (nếu không nói là gây hại).

Lưu ý

– Với lá sen, nó không hợp với những người tính hàn, bị hư nhược, huyết áp thấp và phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt (4) (5).

– Với thịt hạt sen, những người bị thực nhiệt, táo bón không nên dùng (3).

– Với tim sen, những người tì vị yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng (6). Ngoài ra, những người có thể tạng hàn hay bị hư nhiệt (với các biểu hiện như: hay mê sảng khi ngủ, ăn uống giảm sút, táo bón, sợ lạnh, hay mệt mỏi… ) cũng không nên dùng. Mặt khác, khi dùng tim sen cần lưu ý phải sơ chế (sao vàng) để khử bớt tính hàn và độc tính (7).

– Cuối cùng, cần lưu ý không dùng quá liều hoặc dùng liên tục các bài thuốc từ sen trong thời gian dài (quá 1 tháng). Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trong liều lượng, kiêng kị và kết hợp sen cùng các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: