Riêng mình, mình cảm thấy sau khi rang lên, nó có hương vị gần giống như hạt óc chó. Và thực sự thì mình không ăn được hai hạt này. Với mình, khi ăn vào, hạt nó lạt mà béo và bùi, có cảm giác gần như đang ăn chocolate trắng mà không có vị ngọt vậy. Và vì thế, mình cố lắm cũng chỉ nhai được một lát rồi nhả bỏ vì không tài nào nuốt được.
Ngược lại, bạn bè của mình lại thích ăn hạt này vì họ thấy hạt này rất ngon (có đứa còn nâng niu như của ngon vật lạ). Rõ thực vậy, khẩu vị mỗi người mỗi khác.
Vậy, hạt sachi có công dụng gì và vì sao nhiều người lại thích ăn đến thế?
Vài nét về sachi
Cây sachi có tên khoa học là Plukenetia volubilis nhưng thường được gọi là Sacha inchi (có nghĩa là đậu phộng giả) (1). Thân của nó thuộc dạng dây leo và phần quả thì giống như quả hồi hương (nhưng to hơn nhiều), hạt tựa hạt mướp khô nhưng cũng tròn và to hơn.
Ở nước ta, những năm gần đây, cây sachi được trồng ồ ạt nên nhiều hộ nông dân lâm vào tình trạng chặt – trồng – trồng – chặt vì không có đầu ra đảm bảo. Trong khi đó, ở những nơi được quy hoạch và chuẩn bị đầu ra tốt, cây sachi lại mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, hạt sachi, hay còn gọi là đậu phộng Inca là loại được cư dân vùng Amazon dùng làm thực phẩm bổ sung từ hàng ngàn năm nay. Ở nước ta, cây này là cây mới nên quả của nó cũng khá lạ trong ẩm thực Việt. Thông thường, các chị em thường mua để rang lên ăn như đậu phộng.
Công dụng của hạt sachi
Hạt sachi được biết đến là loại hạt giàu omega – 3, omega – 6 và omega – 9. Không chỉ thế, đây còn là loại hạt chứa nhiều vitamin A, vitamin E, chất xơ và chất đạm. Và có thể nói, cùng với nhiều loại hạt khác như hạt điều, óc chó…; hạt sachi được nhiều người xem là “siêu thực phẩm” (2).
Đối với sức khỏe và làm đẹp, hạt sachi mang lại nhiều lợi ích như:
Lưu ý khi dùng hạt sachi
- Liều lượng: Sachi là loại hạt có nhiều công dụng, rất bổ nhưng không nên vì thế mà lạm dụng. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn dưới 7 hạt rang chín (sau khi rang ta chế biến thành món rang tỏi ớt sẽ dễ ăn hơn). Nếu ăn nhiều, bạn sẽ thấy buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa (2).
- Dị ứng: Ngoài ra, những người có cơ địa dễ dị ứng thì cũng cần cẩn thận với hạt sachi vì đây là loại hạt có thể gây dị ứng.
Thông tin thêm
- Hạt sachi, ngoài công dụng làm thức ăn nhẹ thì hạt sachi còn được dùng để chiết dầu hạt (được đánh giá tốt hơn cả dầu ô liu và dầu cá hồi nhờ thành phần dinh dưỡng cao, nhất là lượng omega – 3 và omega – 6 với tỉ lệ 1: 1,4 (đây là tỉ lệ dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe con người). Tuy nhiên, dầu này không dùng để chiên xào với nhiệt độ cao mà dùng trực tiếp (dùng rưới lên thức ăn sau khi nấu hoặc dùng trong các món salad chẳng hạn).
- Lá cây sachi (lá non) còn được dùng như rau và dùng dưới dạng xào hay luộc đều ngon. Với lá già, người ta dùng làm thành trà túi lọc giúp chống lão hóa và bổ sung canxi (3).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: