Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hạt đu đủ có ăn được không và có tác dụng gì, trị bệnh gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây

Cao chè vằng nguyên chất

Hạt đu đủ có ăn được không?

Theo nguồn tin từ đài VOH thì hạt đu đủ chứa nhiều dưỡng chất như Can xi, Ma giê, chất đạm… cũng như các chất chống oxy hóa khác (2).

Bên cạnh đó, theo báo Sức khỏe và đời sống thì hạt đu đủ có thể ăn để điều trị bệnh hoặc dùng như một loại gia vị (xay nát như tiêu). Công dụng của nó là hỗ trợ tiêu hóa và ngăn chặn sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng (3).

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của chúng tôi thì chúng ta không nên dùng hạt đu đủ như gia vị hàng ngày. Bạn biết đấy, dược tính của hạt đu đủ khá cao và nó cũng có nhiều tác dụng phụ, vì vậy, nếu dùng nhiều thì cơ thể chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, lợi ích mà nó mang lại cũng không quá nổi trội.

Hạt đu đủ chín

Tác dụng phụ của hạt đu đủ, ai không được ăn hạt đu đủ?

Theo các kết quả nghiên cứu trên động vật thì hạt đu đủ có nhiều công dụng nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ, ví dụ như:

  • Làm giảm khả năng sinh sản.
  • Nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại cho tim mạch.
  • Tương tác với thuốc điều trị bệnh huyết áp, gây hại cho sức khỏe người dùng.
  • Không được dùng quá 1 muỗng cà phê hạt đu đủ mỗi ngày, nếu quá liều sẽ rất có hại, thậm chí gây ngộ độc.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không được ăn hạt đu đủ (2).

Hạt đu đủ

Các nghiên cứu về tác dụng và tác hại của hạt đu đủ

  • Đối với hệ sinh sản: Kết quả nghiên cứu trên động vật thuộc lớp linh trưởng (khỉ) cho thấy chiết xuất chloroform từ hạt đu đủ (dùng bằng đường uống) làm giảm nồng độ tinh trùng (ức chế khả năng di chuyển của tinh trùng cũng như làm giảm khả năng sống của tinh trùng). Sau khi ngừng uống, các tác dụng này ngưng lại (6). Bên cạnh đó, theo tạp chí Phytotherapy Research, kết quả thí nghiệm trên chuột cái cho thấy chiết xuất nước từ hạt đu đủ gây co bóp tử cung và gây hại cho khả năng sinh sản. Khi ngừng dùng, các tác hại của hạt đu đủ cũng ngưng lại, khả năng sinh sản của chuột được khôi phục lại (13).
  • Tác dụng chống giun lãi: Theo tạp chí Journal of Medicinal Food, kết quả nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ sấy khô có chứa chất giúp chống lại ký sinh trùng đường ruột ở người (khi dùng thì kết hợp với mật ong). Vì vậy, nó được xem là có tiềm năng làm thuốc điều trị giun sán ở người, hiển nhiên, cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi dùng nó làm dược phẩm chính thức (4).
  • Kích thích tăng trưởng: Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ chứa nhiều protein thô (từ 24 – 30%), vì vậy, nó có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn cho gia cầm. Không chỉ thế, hạt đu đủ còn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, điều hòa miễn dịch và chống oxy hóa. Vì vậy, nó có thể giúp kích thích sự tăng trưởng ở gia cầm (5).
  • Bảo vệ thận trước tác hại của paracetamol: Theo tạp chí African Health Sciences, kết quả thí nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ hạt đu đủ giúp giảm tác dụng phụ của thuốc paracetamol trên thận (giúp bảo vệ thận trước tổn thương do paracetamol gây ra) (7).
  • Tác dụng chống oxy hóa: Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt đu đủ có nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh (8).
  • Làm lành vết thương: Theo tạp chí IJW International Wound Journal, chiết xuất etanol của hạt đu đủ có hoạt tính chữa lành vết thương (ở chuột), đồng thời còn giúp chống lại các vi khuẩn như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và vi khuẩn Salmonella choleraesuis (9).
  • Độc tính đối với cá rô phi: Kết quả thí nghiêm cho thấy bột hạt đu đủ gây độc đối với cá rô phi, khiến cho loài cá này di chuyển thất thường, mất phản xạ, mất màu, mất vảy, xuất huyết, tổn thương bệnh lý ở gan, thận (theo tạp chí African Journal of Biotechnology) (10).
  • Chống oxy hóa, kiểm soát đường huyết: Hạt đu đủ có chứa một lượng đáng kể các hoạt chất giúp chống oxy hóa, trong đó, chiết xuất ethyl acetate giúp ức chế tốt enzym α-amylase và α-glucosidase, giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn và kiểm soát bệnh tiểu đường (11).
  • Kháng nấm: Theo tạp chí Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, chiết xuất methanolic từ hạt đu đủ có tác dụng kháng nấm, chống lại các loại nấm như Aspergillus flavus, Candida albicans và Penicillium citrinium (12).
  • Tác dụng đối với dạ dày: Theo tạp chí Naunyn-Schmiedeberg’s Archives of Pharmacology, chiết xuất methanolic từ hạt đu đủ có tác dụng bảo vệ dạ dày, làm giảm đáng kể tổn thương dạ dày do axit axetic gây ra (thông qua cơ chế làm tăng sản xuất chất nhầy và giảm axit trong dạ dày) (14).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: