Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Hạt bưởi điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng và công dụng của bưởi hay dễ làm

Cao chè vằng nguyên chất

Vâng, chỉ có ai từng trải qua cái mùi hương dịu dàng của hoa bưởi mới hiểu vì sao dân gian lại ngợi ca nó đến như thế. Hoa bưởi thơm ở sự thanh khiết, dân dã, đồng quê mà vẫn dịu dàng, gợi thương gợi nhớ.

Hoa bưởi và tinh dầu hoa bưởi

Và, mặc dù có vị đắng nhưng hoa bưởi có thể điều trị sưng đau lồng ngực (liều dùng của nó dao động từ 2, 5 – 10 g, tùy theo bệnh trạng) (3).

Thế nhưng, nói về công dụng làm thuốc của bưởi thì phải kể đến vỏ bưởi, các tép quả và hạt.

Vài nét về bưởi

Cây bưởi có tên khoa học là Citrus maxima, thuộc họ Cam chanh: Rutaceae (1).

Hiện nay, các loại bưởi ngon, nổi tiếng có thể kể đến là bưởi Năm Roi, bưởi da xanh (đặc sản Tây Nam Bộ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội) và bưởi Đoan Hùng (đặc sản Phú Thọ)…

Ngoài ra, quả bưởi còn được lên khuôn để làm thành bưởi lễ có hình bàn tay dâng Phật, trông rất đẹp mắt.

Bưởi lễ, một sáng tạo trong ép khuôn hoa quả

Công dụng của tép bưởi (thịt quả bưởi)

Ngoài tác dụng hỗ trợ giảm cân, việc ăn các tép bưởi với lượng vừa phải còn mang lại nhiều lợi ích như:

  • Giúp nhuận tràng, giải khát và bổ sung vitamin C cho cơ thể.
  • Điều trị đầy ứ, khó tiêu.
  • Tốt cho người huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao.
  • Làm chậm lão hóa và giảm béo phì.
  • Điều trị ho mãn tính, đờm và hen suyễn.
  • Tốt cho người bị bệnh tim, tiểu đường và xơ cứng động mạch.
  • Giúp giảm đau dạ dày, hoa mắt và khô mắt (3).

 

Ngoài ra, trong trường hợp ho đờm, các bạn có thể lấy 125 g tép bưởi, 30 ml mật ong và 15 ml rượu gạo, tất cả cùng cho vào tô rồi đem chưng cách thủy và dùng (3).

Công dụng của vỏ bưởi

Nhắc đến vỏ bưởi thì nhiều người nghĩ ngay đến chè bưởi, vừa dai vừa ngon. Không chỉ được dùng trong thực phẩm, vỏ bưởi còn là vị thuốc quý không thua kém gì vỏ quýt, vỏ cam, vỏ tắc…

Vỏ bưởi khô

Tương tự như nhiều thảo dược có chứa tinh dầu khác, khi phơi khô vỏ bưởi, bạn nên phơi trong bóng râm, chọn chỗ có gió lùa cho vỏ quả khô từ từ và nên thái thành các lát thật mỏng (chỉ lấy lớp vỏ mỏng bên ngoài, không lấy lớp vỏ xốp có màu trắng bên trong).

Theo các nhà khoa học, nước sắc vỏ bưởi có các công dụng sau:

  • Giúp giảm kiết lỵ, hen suyễn.
  • Điều trị uất hơi trong lồng ngực.
  • Giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu.
  • Điều trị đau thoát vị bụng.

Liều lượng: mỗi ngày sắc uống từ 7 – 15 g vỏ bưởi khô (2) (3).

Công dụng của hạt bưởi

Hạt bưởi cũng được dùng trong nhiều bài thuốc. Trong đó, có thể kể đến bài thuốc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.

Cách dùng như sau: Lấy 100 g hạt bưởi (hạt tươi, còn chưa bóc vỏ), rửa sạch, sau đó đổ vào 200 ml nước sôi và đậy kín, ủ trong 2 đến 3 giờ. Lúc này, trong hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhày làm cho nước ngâm hạt sánh lại. Khi ấy, ta vớt bỏ hạt rồi gạn lấy nước uống (lưu ý uống nước này sau bữa ăn 2 giờ và mỗi ngày chỉ uống 1 lần, uống liên tục 5 -7 ngày sẽ thấy hiệu quả) (2).

Một số bài thuốc kết hợp có dùng lá, hạt bưởi và vỏ bưởi

  • Điều trị sởi mới phát: Lấy 75 g lá bưởi nấu nước tắm hàng ngày (lá bưởi nấu nước lên rất thơm nên tắm nước lá bưởi vừa giúp điều trị sởi lại vừa thư giãn tinh thần) (3).
  • Điều trị phong thấp, đau khớp: Lấy 150 g vỏ bưởi (còn tươi) và 40 g gừng tươi, giã nát rồi đắp lên vết thương (3).
  • Điều trị đầy bụng, ăn uống không tiêu: Lấy 12 g vỏ bưởi (đã phơi khô, sao vàng), 12 g vỏ quýt (sao thơm) và 3 lát gừng tươi, tất cả cùng nấu với 1 chén nước, nấu đến khi nước rút còn lại 1/ 3 thì ngưng và chia thành 2 lần uống trong ngày (uống ấm) (3).
  • Điều trị chốc đầu ở trẻ em: Lấy hạt bưởi, bóc lớp vỏ cứng ở ngoài rồi xâu các miếng vỏ ấy vào dây thép, đốt cháy thành than và tán bột. Lưu ý, cần rửa sạch vùng da bệnh rồi mới bôi nhẹ bột này lên (mỗi ngày bôi 1 – 2 lần và bôi liên tục từ 3 – 6 ngày) (3).
  • Điều trị bệnh ban đỏ: Lấy vỏ bưởi tươi cắt ra và chấm chỗ mặt cắt vào bột hùng hoàng, sau đó thoa lên vết ban (hùng hoàng là một loại khoáng vật) (3).

Lưu ý

  • Liều lượng: Mỗi người có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Tuy nhiên, liều lượng tham khảo đối với quả bưởi là 1 quả mỗi ngày. Lưu ý, không nên lạm dụng bưởi trong thời gian dài để tránh các tác dụng phụ và không nên ăn vào lúc đói.
  • Tương tác thuốc: Không ăn bưởi khi đang uống thuốc (nhất là thuốc giảm cân), hút thuốc và uống rượu (4).
  • Đối tượng không nên ăn bưởi: Những người có lượng đường trong máu thấp, thiếu máu hay những người hay bị đau bụng, tiêu chảy không nên ăn bưởi (tép bưởi có tính hàn). Ngoài ra, trẻ em cũng không nên uống nhiều nước ép bưởi.
  • Đối tượng không dùng vỏ bưởi: Phụ nữ mang thai không được dùng các món ăn, bài thuốc từ vỏ bưởi (3).
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: