Vài nét về vị thuốc hạnh nhân
Hạnh nhân (杏仁) là một vị thuốc được lấy từ nhân hạt của một số cây mơ khác nhau nhưng thường là nhân hạt của cây Armeniaca vulgaris (tên đồng nghĩa là Prunus armeniaca) (1).
Để chọn được vị thuốc tốt, bạn cần lựa những hạt cứng, chắc, có nhiều dầu béo và lớp màng nhân mỏng (2).
Công dụng làm thuốc của hạnh nhân
Theo thuocnam.mws.vn, hạnh nhân có vị ngọt, tính bình và hơi độc. Cụ thể, trong nhân hạt của cây Prunus armeniaca có chất amygdalin. Khi đi vào cơ thể, chất này sẽ tác động làm hưng phấn trung khu thần kinh nhưng sau đó có thể dẫn đến ức chế, nếu nặng liều còn có thể dẫn đến hôn mê và tử vong (với liều vừa đủ thì giúp trấn tĩnh trung khu hô hấp và giúp giảm ho) (theo công trình Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam) (2) (3).
Mặt khác, khi dùng hạnh nhân với lượng vừa phải theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc thì vị thuốc này lại có nhiều công dụng quý như:
Liều lượng: mỗi ngày dùng từ 4 đến 12 g theo chỉ định của thầy thuốc, không được dùng quá liều vì sẽ dễ gây ngộ độc với các triệu chứng như: nôn mửa, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy… thậm chí là co giật, suy hô hấp, tử vong. Bên cạnh đó, để làm giảm bớt độc tính có trong thuốc, sau khi nấu lên thì ta nên cho thêm đường rồi mới uống (4).
Lưu ý khi dùng hạnh nhân
- Đối tượng cần tránh: Những người cơ thể hư nhược hoặc ho mà không do cảm tà khí thì không được dùng.
- Trong sơ chế: Khi tách lấy nhân mà nếu thấy bên trong có hai nhân thì không dùng làm thuốc.
- Trong kết hợp: Khi dùng hạnh nhân, không được kết hợp với thương thảo, cát căn, hoàng bá… vì các vị này không hợp nhau (2).
Các bài thuốc thường dùng
Bên cạnh cách dùng độc vị, hạnh nhân còn được dùng kết hợp trong nhiều trường hợp. Ngoài ra, với một số bệnh thì cách dùng hạnh nhân có khác hơn, có khi còn dùng ngoài da. Cụ thể như sau:
1. Điều trị viêm phế quản cấp tính (do phong hàn)
- Chuẩn bị: hạnh nhân, tử uyển, tiền hồ (mỗi loại 12 g), cam thảo Bắc (4 g) và cát cánh (8 g).
- Thực hiện: lấy các vị trên xắt nhỏ ra rồi nấu lấy nước uống trong ngày (2).
2. Điều trị ngứa âm hộ
- Chuẩn bị: hạnh nhân (lượng vừa đủ dùng).
- Thực hiện: đốt tồn tính rồi xay nát ra, sau đó đợi nguội hẳn thì cho vào một cái túi vải, buộc lại rồi nhét vào âm hộ thì sẽ hết ngứa (2).
3. Điều trị chứng lỗ tai chảy mủ
- Chuẩn bị: hạnh nhân (lượng vừa đủ).
- Thực hiện: lấy thuốc sao đen rồi xay nát, sau đó cho vào miếng vải nhỏ, buộc kín lại rồi nhét vào vành lỗ tai (chỗ bị chảy mủ), mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần như thế (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: