Thật ra, củ gừng, hành lá và tía tô thì không ai lạ gì. Thế nhưng, có đôi khi những loại rau quen thuộc như thế lại bị bỏ quên những công dụng đáng quý của nó. Ví dụ như hành lá, ngoài công dụng giải cảm thì nó còn rất nhiều công dụng quý khác.
Những công dụng nổi trội của hành lá
Có bao giờ bạn thắc mắc những cọng hành lá mà chúng ta dùng hàng ngày, ngoài việc phi lên để làm thơm món xào, bỏ vào nồi để làm thơm món canh, món kho và khử mùi tanh thì còn công dụng gì nữa không? Với sức khỏe, nó có hỗ trợ gì không?
Có đấy nhé! Nếu điểm sơ qua thì ta sẽ thấy các tác dụng sau:
- Hỗ trợ tiêu hoá: nhờ có lượng chất xơ dồi dào.
- Tăng sức đề kháng: hành lá là loại rau gia vị chứa nhiều vitamin C và vitamin A, vì vậy, nó được xem là một trong top những loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước các vi rút, vi khuẩn gây hại.
- Ngăn ngừa tiểu đường: ăn hành lá hỗ trợ cơ thể kiểm soát lượng đường huyết, tránh tăng đường đột ngột và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Ngăn ngừa cảm cúm: hành lá giúp cơ thể loại bỏ các dịch nhày gây sổ mũi và giúp giải cảm lạnh. Ngoài ra, hành lá còn có tính kháng khuẩn, giúp chống lại các vi rút gây bệnh viêm nhiễm, cảm cúm.
- Ngăn ngừa ung thư: hoạt chất flavonoid và allyl sulfide có trong hành lá giúp chống lại các gốc tự do, vì vậy, dùng hành lá thường xuyên với liều vừa phải sẽ giúp ngăn ngừa sự phát sinh của các tế bào ung thư.
- Mang lại một trái tim khỏe: trong hành lá có chứa nhiều chất chống oxy hoá, vì thế, nó triệt tiêu các gốc tự do, giúp ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Tăng cường thị lực: hành lá giúp bổ sung vitamin A cho cơ thể, giúp mắt sáng khỏe, ít bị tật bệnh.
- Tốt cho xương khớp: trong hành lá có chứa Đồng và Kali, đây là hai chất quan trọng góp phần cấu tạo xương (2).
- Tốt cho hệ hô hấp: ăn hành lá giúp giảm ho do cảm lạnh và giúp long đờm hiệu quả (3).
Cách dùng hành lá xông hơi giúp giảm ho
Theo kinh nghiệm dân gian, kết hợp hành lá với củ gừng tươi sẽ giúp giảm ho và tiêu đờm rất tốt.
Cách thực hiện: Lấy 60 g hành lá, bỏ rễ, rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng đoạn từ 3 – 4 cm. Sau đó, lấy thêm 10 g củ gừng tươi, giã nhuyễn rồi cùng cho vào nồi, nấu cùng 1 chén nước, đun sôi 15 phút rồi mang xuống để lấy hơi nóng xông mũi, họng.
Số lần dùng: mỗi ngày xông 2 hoặc 3 lần, mỗi ngày đều xông cho đến khi hết ho đờm.
Hành lá kỵ gì?
Hành lá rất kỵ với mật ong, táo, thịt cá chép, thịt chim trĩ và thịt chó (nếu ăn phải sẽ gây độc và có thể dẫn tới bệnh tật, tử vong).
Hành lá cũng kỵ với hai loại vị thuốc nam hay là thường sơn và sinh địa hoàng, vì vậy, khi dùng thuốc có các vị này thì không được ăn hành.
Lưu ý khi dùng hành
- Hành lá giải cảm lạnh qua cơ chế thúc đổ mồ hôi. Vì vậy, người bị đổ mồ hôi nhiều không nên dùng.
- Không nên dùng quá nhiều hành vì sẽ khiến thần trí mê muội (do hành có tính chất phát tán).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: