Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Giảo cổ lam có tác dụng giúp trị bệnh ung thư hay

Cao chè vằng nguyên chất

Giảo cổ lam có tác dụng giúp chống bênh ung thư, ngăn ngừa lão hóa, giúp ăn ngủ tốt, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm béo, giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện làn da… Nắm rõ các thông tin về loại thảo dược này sẽ giúp người bệnh sử dụng được an toàn, hiệu quả.

Thảo dược Giảo cổ lam và các thông tin cần biết
Thảo dược Giảo cổ lam và các thông tin cần biết

I/ Các thông tin cần biết về thảo dược Giảo cổ lam

Trước khi sử dụng loại thảo dược này, người bệnh nên nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Tên gọi

  • Tên khác: Cổ yếm, Dền toòng
  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Họ: Bí

2. Đặc điểm phân bố và hình thái

Đặc điểm hình thái: 

Giảo cổ lam là dạng cây thảo có thân mảnh, cây đực và cây cái riêng biệt. Nhờ có những tua cuốn đơn ở lá mà chúng có thể leo được. Lá có hình chân vịt và khép kín, hoa nở thành cụm có hình chùy. Mỗi cụm hoa có nhiều bông, màu trắng, những cánh hoa xòe ra và tạo thành hình sao. Bao phấn dính thành đĩa, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô có hình cầu, khi chín màu đen, đường kính tầm 5 – 9 mm.

Dựa vào đặc điểm của lá, Giảo cổ Lam được chia thành 3 loại: Giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, loại Giảo cổ lam 5 lá được cho là có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

Phân bố: 

Giảo cổ lam thường sinh trưởng ở những nơi có độ cao trên 2000m so với mực nước biển, trong những cánh rừng thưa,  có khí hậu ẩm thấp và lạnh quanh năm. Chính vì vậy, loại thảo dược này thường phân bố ở Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đã thực hiện một cuộc khảo sát về dược liệu tại Fansipan và phát hiện thấy một quần thể Giảo cổ lam rộng lớn mọc hoang ở độ cao 1500m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Từ những thông tin thu được từ người dân địa phương, từ lâu họ đã biết sử dụng loại cây này để gia tăng sức khỏe, chống mệt mỏi khi đi rừng. Sau đó, mẫu cây này đã được gửi đến Viện Dược liệu Trung ương và các trung tâm thí nghiệm khác để nghiên cứu. Kết quả đã xác định được đây chính là cây Gynostemma pentaphyllum.

Thông qua các kết quả thí nghiệm đạt được, các nhà khoa học khẳng định Giảo cổ Lam trên dãy Hoàng Liên Sơn của Việt Nam có chất lượng tương đương với các loại Giảo cổ lam của Hàn Quốc và Nhật Bản. Do đó, hiện nay nó đang được nhân giống, trồng trọt rộng rãi. Đồng thời nó cũng đang được nghiên cứu sâu hơn nhằm mục đích chữa nhiều bệnh lý.

Loại thảo dược này được dùng ở dạng khô
Loại thảo dược này được dùng ở dạng khô

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

  • Bộ phận dùng: Toàn thân
  • Chế biến: Giảo cổ lam sau khi được thu hái sẽ được cắt nhỏ, phơi khô rồi cho vào túi để bảo quản để dùng dần.

4. Tính vị

Loại cây này có vị rất giống với nhân sâm. Khi mới cho vào miệng sẽ cảm thấy có vị đắng, nhưng sau đó sẽ có vị ngọt (tiền khổ hậu cam cam).

5. Thành phần hóa học

Thảo dược Giảo cổ lam có các thành phần hóa học chính như sau:

  • Saponin
  • Flavonoid
  • Polysaccharid

Ngoài ra, loại thảo dược này còn chứa nhiều vitamin, các acid amin tan trong nước, các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen, các chất giàu canxi hữu cơ…

6. Công dụng của thảo dược Giảo cổ lam

Từ xa xưa, Giảo cổ lam đã được người Trung Quốc xem như một vị “thần dược” có tác dụng kéo dài sự sống. Do đó nó còn được gọi là thảo dược bất tử. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền y học, Giảo cổ lam đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và được chứng minh là có những công dụng sau đây:

Bảo vệ gan:

Gần đây, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí y học Trung Hoa của Mỹ, các nhà nghiên cứu của bệnh viện Shuguang ở Trung Quốc đã tiến hành điều tra khả năng xơ gan của loại thảo dược này. Kết quả là họ phát hiện ra trong thành phần của Giảo cổ lam có nhiều hoạt chất có khả năng bảo vệ cho gan.

Lý giải sâu hơn về tác dụng này, các nhà khoa học cho rằng Giảo cổ lam có khả năng chống vi trùng. Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột, các chuyên gia tiến hành gây nên bệnh xơ gan bằng cách dùng chất carbon tetrachloride 10%. Sau đó, họ cho chuột điều trị bằng Giảo cổ lam trong vòng 3 tuần. Kết quả là khi phân tích mẫu máu của con chuột này, họ nhận thấy các dấu hiệu tổn thương gan được giảm đi đáng kể.

Những biểu hiện tổn thương được thể hiện qua máu sẽ càng cao lên nếu gan bị tổn thương càng lâu. Mà loại thảo dược này có khả năng làm giảm triệu chứng ở cả giai đoạn sớm nhất của của xơ gan và cả các dấu hiệu xảy ra khi đang trong quá trình bị xơ hóa gan. Thông qua các kết quả nghiên cứu, họ chứng minh được loại thảo dược này có khả năng cải thiện tình trạng xơ gan bằng cách ức chế quá trình hình thành mô sẹo.

Uống trà Giảo cổ lam thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe
Uống trà Giảo cổ lam thường xuyên giúp tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe

Giảo cổ lam giúp tăng cường hệ miễn dịch:

Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, thảo dược cổ yếm còn có tác dụng chống oxy hóa. Có được khả năng này là bởi những thành phần trong vị thuốc có khả năng bảo vệ, tăng cường chức năng của những tế bào miễn dịch mà chúng ta thường gọi là thực bào. Loại tế bào này lại giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vật thể ngoại lai khác. Do đó mà khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ được tăng cường.

Giảm căng thẳng mệt mỏi, bảo vệ hệ thần kinh:

Giảo cổ lam có khả năng thúc đẩy quá trình cân bằng nội môi, hoặc tạo nên trạng thái cân bằng cách điều chỉnh quá trình nội môi. Do đó, nó được cho là một trong những loại siêu thảo mộc giúp giảm tình trạng căng thẳng. Đồng thời có thể giúp cơ thể chống lại được các tác động của căng thẳng.

Chưa hết, loại thảo dược này còn ảnh hưởng đến cả hai hệ thống chính của cơ thể là hệ miễn dịch và nội tiết. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Y học Quốc tế cũng đã cho rằng Giảo cổ lam có khả năng kích thích quá trình sản xuất glutathione ở trong não chuột có biểu hiện bệnh Parkinson. Kết quả cho thấy cây thuốc có khả năng chống ô xy hóa mạnh và có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh.

Giảo cổ lam giúp giảm cholesterol, ngăn bệnh tim: 

Ngoài các công dụng kể trên, loại sâm này còn được dùng để kiểm soát lượng cholesterol cho cơ thể. Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng Giảo cổ lam có khả năng làm giảm nồng độ nitrat. Hiệu quả mà nó mang lại tương đương với các loại thuốc bán theo toa.

Chưa hết, khi tiến hành thí nghiệm trên chuột bị tăng lipit máu, vị thuốc còn giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol. Chính vì thế, họ tin tưởng rằng Giảo cổ lam có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim, bảo vệ tim.

Chống khối u:

Theo một nghiên cứu của GS. TS Phạm Thanh Kỳ và PGS. TS Lư Vân Hiền đăng trên Tạp chí dược số 5/2011 cho thấy chiết xuất của loại cây này có tác dụng đáng kể trong việc kìm hãm sự phát triển của các khối u. Sau đó, với sự cộng tác của Hàn Quốc, họ đã tìm được 7 hoạt chất saponin mới trong cây Giảo cổ lam của Việt Nam. Chúng được chứng minh là có khả năng tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, bạch cầu, đại tràng, tử cung, vú…

Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống:

Ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, rễ và thân của cây Giảo cổ lam được sử dụng để làm thuốc. Đồng thời, chúng cũng được sử dụng như một loại trà nhằm làm tăng năng lượng, sức bền, chống mệt mỏi cho người sử dụng.

Giảo cổ lam giúp hạ đường huyết, hỗ trợ chữa trị bệnh tiểu đường tuýp II:

Nên đến các trung tâm dược liệu uy tín để tìm mua dược liệu
Nên đến các trung tâm dược liệu uy tín để tìm mua dược liệu

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định loại thảo dược này có khả năng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chúng hoạt động dựa trên các cơ chế:

  • Kích thích quá trình tăng tiết insulin ở tế bào beta đảo tụy.
  • Làm giảm tính kháng của tế bào đối với insulin.
  • Giảm quá trình tổng hợp glucose tại gan.

II/ Cách sử dụng thảo dược Giảo cổ lam

Giảo cổ lam có thể được sử dụng với nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách dùng phổ biến:

Sắc nước uống:

Với cách này, Cổ yếm sẽ được dùng ở dạng khô. Chúng ta có thể mua nó tại các hiệu thuốc nam. Mỗi lần dùng, chỉ nên lấy khoảng 50 – 70g Giảo cổ lam khô rồi đi sắc với khoảng 2 lít nước. Lấy nước này để dùng thay nước lọc hàng ngày để mang đến tác dụng tốt. Vì bài thuốc rất lành tính, ít gây tác dụng phụ nên những trẻ dưới 12 tuổi cũng có thể áp dụng cách này.

Dùng trà túi lọc:

Việc sử dụng bằng cách sắc nước uống nhiều khi sẽ làm mất thời gian và không thuận tiện cho bệnh nhân. Do đó, để khắc phục những hạn chế này, chúng ta có thể dùng trà túi vải để thay thế. Chỉ cần lấy khoảng 3 – 5g gói túi lọc để hãm cùng với 1 lít nước để uống hàng ngày là được.

Dạng viên nén Giảo cổ lam:

Hiện nay trên thị trường đã cho ra một sản phẩm dạng viên nén. Bệnh nhân có thể tìm mua chúng để dùng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, bạn hãy tham khảo trước ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ.

III/ Một vài lưu ý khi sử dụng thảo dược Giảo cổ lam

Trong quá trình sử dụng Giảo cổ lam, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nên sử dụng vào buổi sáng hoặc vào đầu giờ chiều. Bởi Giảo cổ lam có tác dụng hoạt huyết giúp đầu óc được tỉnh táo. Do đó, nếu uống vào buổi tối có thể sẽ khiến người dùng mất ngủ.
  • Vì đặc tính của loại cây này là khi mới uống sẽ thấy có vị đắng nên nhiều người khó sử dụng. Tuy nhiên, sau khi vị đắng đã mất thì bệnh nhân sẽ cảm nhận được vị ngọt, mùi thơm mát của vị thuốc.
  • Không nên uống nước Giảo cổ lam khi bụng đang “trống rỗng”. Bởi loại thảo dược này có khả năng tác động lên quá trình chuyển hóa lipit, tiêu mỡ thừa và kích thích dạ dày. Do đó, nếu dùng vào lúc bụng không có thức ăn thì dễ khiến chóng mặt, buồn nôn.
  • Đối với các trường hợp bị cao huyết áp, nên uống thuốc sau bữa ăn. Có thể cho thêm ít lát gừng vào để dễ uống hơn. Nếu đang có ý định giảm cân, nên cho thêm đường vào và uống thay nước giải nhiệt.

Trên đây là các thông tin cần biết về thảo dược Giảo cổ lam và một số thông tin cần lưu ý. Để quá trình sử dụng vị thuốc này diễn ra an toàn, hiệu quả thì nắm việc nắm rõ các thông tin về chúng là điều vô cùng cần thiết.

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: