Nhài là dạng cây nhỡ, nửa bò. Cành non mảnh, có lông mềm trải ra. Lá hình trái xoan – bầu dục, bóng ở cả 2 mặt, dài 30 đến 70 mm, rộng 20 đến 35 mm, có lông ở mặt dưới, cong ở mép, gân con thành mạng lưới. Cụm hoa ở ngọn, màu trắng, thơm ngát. Đài có lông, ống hình chuông, 10 thùy hình dải. Nhị hình trái xoan, mũi ngọn, ngắn và tù. Bầu cụt. Quả gồm từ một đến 2 lá noãn, hình cầu, đường kính 6 mm, màu đen, bao bọc bởi đài.
Loài thực vật này ưa sáng, ra hoa từ tháng 5 đến 7, có quả tháng 7 đến 9. Đông y dùng hoa, lá và rễ làm thuốc. Thu hái hoa vào mùa hè thu khi mới nở, dùng tươi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Rễ thu hoạch tốt nhất vào mùa thu đông, đào về rửa sạch, thái phiến rồi phơi hay sấy khô. Hoa và lá nhài có vị cay, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Rễ vị cay, ngọt, tính mắt, có độc, tác dụng trấn thống.
Tác dụng của trà hoa nhài
Giúp giảm cân
Trà hoa nhài thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, làm cho lượng calo được tiêu thụ nhiều hơn. Một số những nghiên cứu cũng đã chỉ ra khả năng giảm các tế bào mỡ khi uống trà hoa nhài. Dùng trà hoa nhài giảm cân sẽ kết hợp với một chế độ luyện tập, ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn có một vóc dáng cân đối.
Chống ôxy hóa mạnh mẽ
Các chất chống ôxy hóa trong trà hoa nhài có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Các gốc tự do bị ôxy hóa phân tử có electron chưa ghép cặp. Khi chúng di chuyển qua cơ thể, chúng sẽ đánh mất các electron từ phân tử khác để thay thế những cái chúng đang thiếu. Quá trình này có thể gây hại cho các tế bào của cơ thể. Nó được kết hợp với quá trình lão hóa. Uống trà xanh hoa nhài có thể giúp ngăn ngừa thiệt hại từ các gốc tự do.
Chống vi khuẩn
Ngoài việc chiến đấu vi khuẩn, trà hoa nhài là có lợi cho sự hình thành các vi khuẩn đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Bởi vậy, trà hoa nhài cải thiện sức mạnh đường ruột và cũng giúp ngăn ngừa các bệnh như tiêu chảy, đau dạ dày và viêm loét dạ dày.
Ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2008 cho thấy, methyl jasmonate và cis-jasmone, một hợp chất có có tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác vào năm 1990 của Viện Hàn lâm Y tế dự phòng Trung Quốc thấy rằng trong số năm loại trà khác nhau, trà hoa nhài là tốt nhất có thể ngăn ngừa ung thư thực quản (được nghiên cứu trên chuột).
Giảm Cholesterol
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh rằng hoa nhài có tác dụng giảm cholesterol, giảm các chất béo không lành mạnh trong cơ thể, đặc biệt giảm cholesterol xấu (LDL cholesterol). Điều này góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và tai biến mạch não. Thành phần trính trong trà sơn mật hồng sâm này cũng cải thiện lưu thông máu, ngăn hình thành các huyết khối, phòng ngừa hình thành các mảng bám ở động mạch để hạn chế tổn thương não, giảm cao huyết áp và tai biến mạch máu não…
Uống trà hoa nhài giúp an thần
Trong liệu pháp hương thơm, tinh dầu hoa nhài được tin là có tác dụng an thần. Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng mùi của hoa nhài không thực sự hoạt động như một thuốc giảm đau. Một nghiên cứu năm 2005 được tiến hành bởi Đại học Kyoto, Nhật Bản cho thấy, mùi của hoa nhài làm giảm nhịp tim của người tham gia nghiên cứu và tạo ra tâm trạng thư thái, thoái mái.
Giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm
Trà hoa nhài có một số đặc tính kháng virus và kháng khuẩn giúp ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh và cúm. Nhiều người tin rằng súc miệng với trà hoa nhài có thể ngăn ngừa bệnh tật. Uống trà hoa nhài cũng có thể giúp bạn nhanh phục hồi hơn.
Ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường
Trong cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường, trà hoa nhài cũng đã thể hiện mình là một công cụ có giá trị. Khả năng chuyển hóa glucose là cơ chế cơ bản gây ra tình trạng tiểu đường, trà hoa nhài với khả năng điều tiết có thể rất hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh.
Bảo vệ hệ thống miễn dịch
Nhiều dạng ung thư và các bệnh ung thư có thể ức chế miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể bị tổn thương. Trà hoa nhài đã được chứng minh rằng có tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch của người sử dụng thường xuyên do tính chất chống viêm và chống ôxy hóa của nó.
Hỗ trợ điều trị viêm khớp và đau khớp
Một trong những tác động tích cực khác của trà hoa nhài là giảm sự khó chịu của bệnh đau khớp và viêm khớp mãn tính. Các chất chống viêm trong trà hoa nhài có thể làm giảm sưng và viêm khớp bằng cách ức chế sự ôxy hóa của tế bào.
Các bài thuốc sử dụng hoa nhài
Ngoại cảm phát sốt, tiêu chảy: Hoa Nhài 6g, Chè xanh 10g, Thảo quả 3g, sắc uống.
Đau mắt: Hoa nhài 6g, dùng riêng hay phối hợp với Kim ngân hoa và hoa Bạch cúc, mỗi vị 9g, đun sôi lấy nước xông rồi uống. Hoặc lấy lá giã vắt lấy nước, trộn với lòng trắng trứng gà đắp.
Rôm sẩy: Lá nhài vò vào nước để tắm, có thể phối hợp với lá Ngải cứu.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hoa nhài 10g, hoa hòe 10g, kim cúc 6g, hoa đại 6g. Sắc với ba bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Mỗi liệu trình uống 10 ngày.
Nhức mỏi, đau đầu gối: Hoa nhài 50g, móng giò lợn 200g. Cách chế biến: Móng giò lợn rửa sạch, chặt khúc, ướp gia vị. Hoa nhài đã rửa sạch để ráo. Cho 3 bát nước đun sôi móng giò khoảng 30 phút, cho hoa nhài vào, nêm gia vị vừa đủ bắc ra ngay. Ăn khi canh còn nóng, có thể dùng làm canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3 – 5 lần.
Chữa mất ngủ: Rễ Nhài 1-1,5g, nghiền trong nước, lấy hỗn dịch uống. Hoa nhài 10g, bồ công anh 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 10g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần. Uống liên tục trong 7 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, tâm sen 8g. Hoa nhài và tâm sen hãm với nước sôi uống nhiều lần trong ngày. Uống liên tục từ 7 – 10 ngày sẽ thấy kết quả rõ rệt.
Trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy do ăn thức ăn sống lạnh: Hoa nhài 10g, vỏ quả lựu 10g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Uống trong 4 ngày. Hoặc hoa nhài 6g, chè xanh 10g, thảo quả 3g, vỏ dộp ổi 3g. Cách dùng: 4 thứ trên đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống sau các bữa ăn. Uống liên tục trong 3 ngày.
Giúp thanh nhiệt mùa hè, tăng cường sức đề kháng: Hoa nhài khô 1 thìa, cho hoa nhài vào bình trà, cho 300ml nước sôi để hãm, 5 phút sau trà có mùi thơm, uống được, người thích ngọt thì cho thêm mật ong hòa đều để nguội uống. Hoặc hoa nhài khô 6g sắc uống thay nước hàng ngày. Bài thuốc này có công dụng thanh thuần tỉnh não, khai khiếu giải phiền.
Lưu ý khi sử dụng hoa nhài
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên lưu ý một số điều sau đây khi muốn uống trà hoa nhài thường xuyên:
Phụ nữ mang thai không nên uống trà hoa nhài: Trong các loại trà hoa, trà hoa nhài có hương thơm nồng nhất. Mặc dù nhiều kỹ thuật trị liệu bằng hương thơm rất phổ biến trong thai kỳ, nhưng mùi mạnh của trà hoa nhài không được khuyến khích sử dụng trong khi bạn đang mang thai. Đã có trường hợp sử dụng trà hoa nhài hoặc tinh dầu hoa nhài gây ra các cơn co thắt sớm ở phụ nữ mang thai. Tốt nhất phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thêm loại trà này vào chế độ ăn uống.
Không uống trà hoa nhài khi bụng đói: Nhiều người chọn sử dụng trà hoa nhài để tăng cường trao đổi chất hoặc thậm chí là một thức uống giúp kích thích giảm cân. Tuy nhiên, bạn không nên dùng trà hoa nhài khi bụng đang đói. Thói quen thưởng thức trà hoa nhài lúc bụng đói có thể khiến bụng bạn cảm thấy cồn cào, khó chịu, điều này không tốt cho dạ dày.
Nếu nhạy cảm với cafein không nên uống trà hoa nhài: Cũng giống như trà xanh, trà hoa nhài có chứa cafein, chất kích thích có thể làm tăng huyết áp của bạn. Có một số người rất nhạy cảm với cafein, đặc biệt là với liều lượng lớn. Bạn nên hạn chế sử dụng trà hoa nhài cũng như một số loại trà khác nếu cơ thể bị nhạy cảm với cafein.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: