Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Dược thảo trong phương pháp dưỡng sinh của đạo giáo

Cao chè vằng nguyên chất
Dưỡng sinh bằng dược thảo là phương pháp và người xưa đã sử dụng từ cách đây hàng ngàn năm. Ngày nay các phương pháp ấy vẫn còn nguyên giá trị.

Như đã biết, các Đạo gia rất chú trọng đến vấn đề sinh tử và vì thế, dưỡng sinh đã trở thành mối quan tâm chủ yếu nhằm bảo vệ sức khỏe, đạt đến trường thọ.

Trong dưỡng sinh của Đạo gia thì “nội tu” (luyện nội đơn) là phương pháp dưỡng sinh, nuôi dưỡng nguyên khí từ bên trong còn “ngoại dưỡng” (dùng ngoại đơn) là việc sử dụng các dược liệu (nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật) hoặc các thực phẩm dinh dưỡng từ bên ngoài.
Từ thời Chiến quốc (476 – 221 TCN), cách dùng dược thảo để dưỡng sinh đã được hình thành.

“Ban đầu trong quá trình con người tìm kiếm thức ăn, tình cờ phát hiện một số loại thực phẩm sau khi ăn có thể tăng thể lực, giảm bệnh tật, từ tình cờ ăn được đến chủ động tìm kiếm, qua một thời gian dài thử nghiệm thực tiễn, dần dần có được một số kinh nghiệm, hình thành hệ thống lý luận kết hợp giữa y dược, thức ăn và dưỡng sinh”.

Theo đó, các Đạo gia đã sử dụng những cây cỏ mang vị thuốc để điều trị bệnh và dưỡng sinh như phục linh, tùng chỉ, quế, cam túc…

Đến đời Hán Vũ Đế (141 – 87 TCN), thảo dược đã được sử dụng trong quá trình bào chế “kim đơn” (“linh đan”, “tiên đan”), hay còn gọi là quá trình luyện đan, giả kim thuật. Việc bào chế được tiến hành bằng cách nhiệt luyện hỗn hợp các thành phần như chì, thủy ngân và dược liệu (trong đó có các dược thảo)… Các đạo sĩ luyện đan tin rằng qua nhiều bước luyện, hỗn hợp sẽ trở thành “kim đơn”, khi ăn vào sẽ giúp trường sinh bất lão, đắc đạo thành tiên.

Thuật luyện ngoại đơn phát triển cực thịnh vào triều đại nhà Đường (618 – 907) và để lại nhiều hậu quả bởi các chất độc có trong thành phần của nó (từ thủy ngân, thạch tín…). Thậm chí, nhiều người uống ngoại đơn còn bị trúng độc tử vong (các vị vua như Đường Thái Tông, Hiến Tông, Mục Tông…, các đại thần như Đỗ Phục Uy, Lý Đạo Cổ…). Dần dần, ngay chính những đạo sĩ luyện đơn cũng cảm thấy hoài nghi và thuật luyện đơn cũng suy tàn. Thảo dược lại trở về với chức năng cơ bản của nó là điều trị bệnh.

Mặt khác, bởi nhiều đạo sĩ như Cát Hồng (283 – 343), Đào Hoằng Cảnh (457 – 536)… cũng là những thầy thuốc với hiểu biết uyên thâm về y học nên họ đã tìm biện pháp vận dụng để hài hòa giữa điều trị bệnh và dưỡng sinh. Họ kết hợp giữa thuốc và thức ăn, chú trọng những bài thuốc có thêm chức năng bồi bổ cơ thể và như thế, dược thảo lại có mặt trong thành phần thực phẩm dinh dưỡng của con người.

Nói tóm lại, từ việc được phát hiện hoạt chất đến tham gia vào quá trình luyện đan rồi trở thành thành phần trong thực phẩm dinh dưỡng, dược thảo đã cho thấy vị trí của nó trong đời sống của con người.

Ngày nay, những món ăn như “gà hầm kỷ tử”, ” vịt tiềm thuốc Bắc”… cũng là minh chứng cho vai trò của dược thảo không chỉ trong dưỡng sinh mà còn trong nhu cầu ăn uống hàng ngày

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: