Phần lớn, chúng ta cứ nấu cho cháo nở ra rồi để gừng vào, sau đó nấu thêm một lát nữa thì tắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về y học thuocnam.mws.vn thì tinh dầu trong củ gừng dễ bị hao hụt. Vì thế, nếu ta nấu hơn mười phút mới dùng thì công dụng phát tán của gừng sẽ bị giảm sút.
Do đó, để có tô cháo giải cảm hiệu quả thì sau khi bạn nấu chín cháo, bạn hãy xắt vài lát gừng tươi cho vào tô (khoảng 20 g), nếu có thì để thêm hành lá, tía tô, một ít tiêu xay và gia vị vừa đủ; cuối cùng mới múc cháo nóng cho vào tô, trộn lên và vừa thổi vừa ăn.
Có một điều cần lưu ý nữa là: sau khi ăn cháo giải cảm, bạn nên trùm mền cho đổ mồ hôi, sau đó thay đồ khác thì sẽ hết cảm mạo (1).
Gừng tươi (sinh khương) chống no hơi, sình bụng
Ông bà ta có một kinh nghiệm trong ăn uống rất hay, đó là hôm nào ăn bữa ăn thịnh soạn, nhiều chất đạm thì lại kèm gừng. Bạn còn nhớ món cá trê chiên chấm nước mắm gừng chứ?
Đó là vì tinh dầu cay thơm có trong củ gừng không chỉ giúp kích thích tiêu hóa mà còn hỗ trợ cơ thể giải bớt những chất dư thừa trong thức ăn.
Trong ẩm thực, ta hay dùng gừng tươi còn trong y học, củ gừng được dùng ở nhiều trạng thái khác nhau, với nhiều tên gọi khác nhau như sinh khương (củ gừng tươi), can khương (củ gừng khô), hắc khương (gừng sao đen), thán khương (gừng sao cháy thành than)… Vậy, củ gừng tươi có những công dụng nào?
Gừng tươi có vị cay, tính ấm nên khi đi vào cơ thể, nó giúp hết lạnh (tán hàn), đồng thời ngăn ngừa sình bụng, ói mửa và no hơi. Không chỉ thế, gừng tươi còn là vị thuốc hiệu quả giúp giải cảm lạnh và khắc phục các trạng thái liên quan như sổ mũi, ho, nhức đầu, nhức mình mẩy…
Cách dùng: lấy 20 g gừng tươi, gọt bỏ vỏ, giã nát ra rồi hòa với một ít nước nóng, sau đó chắt nước ra uống.
Ngoài ra, khi bị mất ngủ, bạn cũng có thể thử với gừng. Cách làm rất đơn giản: bạn hãy lấy nửa củ gừng (nửa củ to, không cần gọt vỏ), đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, cho vào dĩa và để trên đầu nằm. Bằng cách này, mùi thơm cay của gừng sẽ cải thiện hô hấp và giúp dễ ngủ hơn (2).
Đặc biệt, nếu như bạn là người hay bị say tàu xe thì lần sau, trước khi lên xe, bạn hãy thái một lát gừng tươi cho vào miệng ngậm và nhăm nhăm dần nhé (không nhai nát). Theo kinh nghiệm dân gian thì gừng tươi có thể giúp giảm nôn do say tàu xe đấy! (1).
Củ gừng khô (can khương) điều trị tê thấp gây phong hàn
Theo lương y thì ta có thể dùng gừng khô để điều trị tê thấp (do phong hàn) bằng cách lấy khoảng 5 g gừng khô, giã nhỏ ra rồi thêm nước và uống (1).
Ngoài ra, với phụ nữ bị đau bụng kinh thì ta cũng có thể lấy 2 g bột gừng khô hòa với nước rồi uống (uống trước khi có kinh khoảng 4 ngày và uống cho tới ngày có kinh) (2).
Ghi chú: Để có được can khương (gừng khô), ta lấy củ gừng tươi chần qua nước sôi rồi mới phơi khô (nếu không chần thì khi phơi, gừng sẽ dễ bị thối) (1).
Hắc khương dẫn hỏa quy nguyên
Trong thuocnam.mws.vn, hắc khương là để chỉ củ gừng sao cháy thành than nhưng không để cháy hết (bẻ ra thì ở trong vẫn còn nâu nâu). Theo đó, muốn dẫn hỏa quy nguyên để điều trị rong kinh, rong huyết thì ta dùng hắc khương để điều trị (ngoài ra còn giúp giảm chứng sợ lạnh, đau lưng nhức mỏi do thận hư) (1).
Liều lượng: mỗi ngày uống từ 4 – 10 g hắc khương (lưu ý phụ nữ mang thai và những người âm hư có nhiệt thì không nên dùng) (3).
Ghi chú: Củ gừng già sao tồn tính thì gọi là hắc khương còn nếu sao cho cháy đen thành than hoàn toàn thì gọi là thán khương. Ngoài ra, nếu chỉ dùng vỏ gừng làm thuốc thì ta gọi là sinh khương bì (2).
Gửi câu hỏi cần giải đáp: