Nhiều bạn nghe tên cây điền thất nhưng không biết cây điền thất là cây gì và có những công dụng nào. Thông tin thêm với các bạn cây điền thất thực ra không hề xa lạ với chúng ta, loài cây này còn có tên gọi khác là cây cốt khí, hổ trượng căn….
Nhân nhân các tỉnh miền Trung và miền Nam gọi loài cây này với tên cây điền thất, còn miền Bắc gọi là củ cốt khí hay cây cốt khí.
Mô tả cây thuốc
Là cây thân dây nhỏ, mọc thành bụi dưới thấp. Cây thường chỉ cao dưới 1m, chúng thường mọc xen bên các cây bụi khác. Dây điền thất nhỏ, có màu đỏ, hoa nhỏ màu trắng, gân lá màu đỏ.
Các bạn xem hình ảnh để thấy rõ hơn.
Cây điền thất mọc ở đâu ?
Loài cây này mọc hoang, chưa thấy ai trồng. Cây mọc khắp các tỉnh miền núi phía Bắc và dọc các tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta. Loài này khá phổ biến nên rất thuận lợi trong quá trình thu hái làm thuốc.
Bộ phận dùng là củ và rễ.
Công dụng của cây điền thất là gì ?
Công dụng hàng đầu của cây điền thất là điều trị đau nhức xương khớp. Dưới đây là những công dụng hàng đầu của vị thuốc này:
- Điều trị đau nhức xương khớp, nhất là khi trời lạnh
- Điều trị trấn thương, máu bầm
- Điều trị viêm gan cấp tính
Cách dùng củ điền thất làm thuốc
- Điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp: Củ điền thất khô, lá lốt, cây gối hạc, cỏ xước 15g (Mỗi vị 15g) sắc với 1 lít nước, đun sôi nhỏ lửa tới khi cạn còn khoảng 300ml nước, chia 3 lần uống sau bữa ăn.
- Điều trị bầm tím chân tay do trấn thương: Cách đơn giản nhất là dùng rượu ngâm rễ điền thất mà uống, đồng thời dùng rượu này để xoa bóp.
- Điều trị bệnh viêm gan cấp: Rễ điền thất, nhân trần (mỗi vị 20g đã phơi khô) đun với 500ml nước uống hàng ngày.
Một số thông tin hữu ích về rễ điền thất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý vị và các bạn.
Gửi câu hỏi cần giải đáp: