Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Điểm danh những thực phẩm cực kì tốt cho bệnh gan

Cao chè vằng nguyên chất

Bạn đã biết gì về vai trò của gan?

Nếu liệt kê tất cả các vai trò của gan, có thể bạn phải đọc hàng trăm trang giấy chưa chắc đã đủ. Bởi gan là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, cứ 2 phút thì toàn bộ máu trong cơ thể lại di chuyển qua gan một lần để gan thực hiện hơn 500 vai trò khác nhau. Cho đến hôm nay, y học vẫn chưa chế tạo được gan nhân tạo, những vai trò mà gan đảm nhận là:
Gan được xem là “nhà máy vạn năng” đảm nhận nhiều vai trò cho hoạt động sống của cơ thể.
  •  Chống độc: Gan giúp cơ thể chống lại các yếu tố độc hại như: rượu bia, thực phẩm nhiễm độc, thuốc…chúng ta dung nạp vào cơ thể mỗi ngày bằng cách chuyển hóa, làm giảm độc tính, biến các chất độc thành chất không độc hoặc ít độc hơn rồi thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
  •  Tiêu hóa: Hằng ngày, bên cạnh những nhiệm vụ khác gan phải thực hiện sản xuất dịch mật, khoảng 1 lít mỗi ngày, được cô đặc và dự trữ trong túi mật. Khi thức ăn vào cơ thể, mật sẽ được tiết vào ruột để giúp tiêu hóa thức ăn. Mọi thức ăn được tiêu hoá ở ruột, một lần nữa được đưa tới gan để chế biến lại rồi mới vào máu, đi nuôi dưỡng cơ thể.
  •  Chuyển hóa: Các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất bột đường (glucid), chất béo (lipid) và chất đạm (protein), giúp tạo năng lượng cho hoạt động sống và nuôi dưỡng cơ thể đều do gan chuyển hóa.
  •  Dự trữ: Gan chính là “nhà kho” dự trữ máu và dưỡng chất của cơ thể. Gan có thể chứa khoảng 1 lít máu, khi cơ thể cần gan sẽ co lại để đẩy máu vào hệ tuần hoàn. Glucose (dưới dạng glycogen), các vitamin và khoáng chất như vitamin A, D, B12, folate, sắt và đồng, cũng được dự trữ tại gan khi cơ thể cần gan sẽ cung cấp một cách nhanh chóng.
  •  Vai trò khác: Điều hòa miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Hấp thụ những vitamin tan trong mỡ như vitamin A, D, E, K. Gan có chức năng sinh tổng hợp albumin, tạo áp lực keo của huyết tương giúp ổn định tuần hoàn máu. Sản xuất các yếu tố đông cầm máu cũng là nhiệm vụ của gan.

Gan được cấu tạo bởi các tiểu thuỳ gan
Gan đảm nhận vai trò nhiều là vậy nên cấu tạo của gan khá phức tạp. Cấu tạo gan 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao. Giữa các dãy tế bào gan là các mao mạch kiểu xoang gọi là xoang gan. Trong xoang gan có các tế bào Kupffer  – loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan. Đây chính là mấu chốt vì sao bạn cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho gan, món ăn tốt cho gan để bảo vệ gan.

Những thực phẩm tốt cho gan không nên bỏ qua nếu muốn có một lá gan khỏe mạnh

1. Wasabia

Nằm ở top đầu thực phẩm tốt cho gan nên ưu tiên sử dụng không thể bỏ qua phải kể đến cái tên Wasabia. Wasabia là phát hiện tuyệt vời của người Nhật Bản trong việc làm thực phẩm cũng như dùng trong y học. Ở Nhật, người ta mài Wasabia thành bột nhão bằng dụng cụ đặc trưng là oroshigane, và thường được ăn kèm với sushi hoặc sashimi. Người Nhật còn có cách chế biến lá non của Wasabia như một loại xà lách đặc trưng.
Công dụng tuyệt vời của wasabia đã được các nhà khoa học chứng minh. Người ta tìm thấy trong Wasabia chất kháng khuẩn Isothiocyanates giúp loại bỏ sự lây lan và gây hại của các loại vi khuẩn như E Coli, Staphylococcus… Với hoạt chất này, theo các chuyên gia wasabia còn là thực phẩm tốt cho gan, giúp chống độc, bảo vệ gan, thậm chí kháng ung thư.
Để Wasabia không chỉ dừng lại ở việc dùng trong ẩm thực, các nhà khoa học đã nghiên cứu chiết xuất các tinh chất quý giá có trong loại thảo dược này. Nhờ vào công nghệ tiến tiến và phương pháp đặc thù tinh chiết đông khô Wasabia giúp không bay hơi các dưỡng chất quý giá, kết hợp cùng các loại thảo dược khác như S. Marianum nhằm tạo ra thực phẩm giải độc gan tốt nhất.
Hoạt chất chống độc cho gan của wasabia nổi trội hơn hẳn so với các thực phẩm khác

2. Tỏi

Xếp sau Wasabia, tỏi cũng được xem là loại thức ăn tốt cho gan. Trong tỏi chứa nhiều nguyên tố vi lượng có khả năng chống bảo vệ gan khỏi những yếu tố gây hại ở người uống nhiều bia rượu. Ngoài ra tỏi còn có công dụng làm giảm cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt cho cơ thể. Không chỉ tốt cho gan, tỏi còn giúp kháng khuẩn, hỗ trợ tim mạch, chống ung thư.
Điều may mắn là loại thực phẩm này hầu như có trong mọi gia đình, tuy nhiên nếu lạm dụng nhiều có thể gây nên một số tác dụng phụ như: hơi thở có mùi, mùi cơ thể, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Một gợi ý nhỏ, bạn có thể chế biến tỏi cùng các thực phẩm tốt cho gan khác như: rau cải xanh, khổ qua thành món ăn tốt cho gan, tỏi ngâm dấm nhưng chỉ nên ăn 3 – 5g tỏi tương đương 1 củ nhỏ một ngày thôi nhé!
Tỏi bên cạnh là gia vị quen thuộc còn là thực phẩm tốt cho gan

3. Khổ qua

Khổ qua từ lâu được biết đến là thực phẩm tốt cho gan, mật. Ngoài ra khổ qua còn có nhiều công dụng khác như hạ đường huyết, ngăn ngừa sỏi thận, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Trong đời sống thường ngày, có thể dùng khổ qua để ép làm nước uống hoặc chế biến như một loại thức ăn làm mát gan.
Tuy nhiên đi kèm với các lợi ích, khổ qua cũng có một số tác dụng không mong muốn như làm tăng khả năng sảy thai và giảm khả năng có con ở nam giới, điều này đã được chứng minh trên loài chuột, người có nguy cơ hạ đường huyết cũng không nên dùng quá nhiều khổ qua, vì trong khổ qua có nhiều chất P- insulin tương tự như insulin trong cơ thể làm giảm đường huyết.

4. Củ dền

Có thể nói củ dền là một trong những thực phẩm tốt cho gan, nhất là với người viêm gan B nhờ chứa chất chống oxy hóa mạnh. Ngoài ra, trong củ dền còn có chứa nhiều vitamin như A, B, C và các khoáng chất như Magie, canxi, kali, iốt, acid folic… và chất xơ. Củ dền có nhiều tác dụng như khử độc gan, giúp tái sinh các tế bào gan bị tổn thương, giảm sưng đau. Có thể dùng củ dền để nấu canh, hầm xương hoặc ép làm nước uống. Dù vậy cũng không nên quá lạm dụng loại thực phẩm này vì ngoài các tác dụng hữu ích củ dền cũng có nhiều tác hại đi kèm như: ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận, sỏi mật,… Hãy sử dụng nguồn thực phẩm này một cách cân đối hợp lý để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Tốt nhất một tuần chỉ nên ăn 3 bữa củ dền và mỗi bữa chỉ cần 100g là đủ.
Có thể dùng củ dền để nấu canh hoặc ép lấy nước uống như một loại thực phẩm tốt cho gan

5. Bưởi

Bưởi là một loại quả khá dân dã và quen thuộc, không chỉ giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bưởi còn được xem là một trong những thực phẩm tốt cho gan nhờ chứa chất chống oxy hóa naringenin và naringin giúp bảo vệ gan một cách tự nhiên.
Với những người thường xuyên sử dụng bia rượu hoặc đồ uống có cồn thì nên làm bạn hàng ngày với loại quả này. Chất naringin có trong bưởi được cho rằng có thể giúp gan loại bỏ và chống lại những tác động tiêu cực của cồn lên gan. Ngoài ra, naringenin trong bưởi có tác dụng tăng cường enzyme giúp đốt cháy và phân hủy chất béo, ngăn sự tích tụ mỡ trong gan. Một ly nhỏ nước ép bưởi nguyên chất 250ml mỗi ngày sẽ là câu trả lời cho uống gì tốt cho gan.

6. Dầu oliu

Dầu oliu là một trong những chất béo lành mạnh, tốt cho gan và tim. Chất béo bão hòa trong dầu động vật khi ăn quá nhiều có thể làm tích lũy mỡ trong gan, ngược lại dầu oliu chứa hàm lượng axit béo không bão hòa nên ít tích lũy chất béo trong gan, cải thiện độ nhạy insulin và cải thiện nồng độ men gan trong máu. Ngoài ra, dùng một muỗng cà phê (khoảng 6,5ml) dầu oliu mỗi ngày còn có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện chức năng gan.
Dầu oliu có tác dụng tích cực đối với sức khỏe gan

7. Rau xanh

Các loại rau xanh như: rau diếp cá, rau khoai lang, rau xanh họ nhà cải như: bông cải xanh, cải bó xôi,…vốn khá quen thuộc với chị em nội trợ. Trong các loại rau xanh này chứa một lượng lớn vitamin A, C, K, canxi và chất chống oxy hóa, có tính chống viêm. Đưa các loại rau xanh này vào chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bảo vệ gan, “nâng cao” sức khỏe gan.

8. Trà

Uống trà từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt thường nhật của nhiều gia đình Việt. Uống trà không chỉ là thú vui tao nhã còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe: ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư, giảm căng thẳng… Trong trà xanh có nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện nồng độ men gan, giảm căng thẳng và chất béo tích tụ trong gan. Tuy nhiên, không được lạm dụng thức uống này hay uống trà thay nước lọc, mỗi ngày chỉ nên uống 5 – 10 ly trà nhỏ loại ly 50ml.
Thói quen uống trà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là gan

9. Hạt dinh dưỡng

Các loại hạt dinh dưỡng như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hướng dương, hạt bí, … chứa nguồn chất béo omega 3 và vitamin E dồi dào. Mỗi ngày nếu ăn đều đặn từ 8 – 10 hạt (tương đương 50-80gr) sẽ giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bổ cho gan, giúp gan khỏe mạnh hơn.
Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!
Thẻ:

Gửi câu hỏi cần giải đáp: