Bổ dương Ung thư tiểu đường mất ngủ sỏi thận suy thận béo phì Huyết áp cao Bệnh trĩ Viêm dạ dày Đại tràng Xương khớp Dưỡng da Tóc bạc sớm Bồi bổ Viêm gan B

Dây cóc giúp chữa bệnh viêm loét dạ dày một cách hiệu quả

Cao chè vằng nguyên chất

Giới thiệu về dây cóc

Dây cóc là gì? Cây dây cóc hay còn gọi là dây thần thôngdây ký ninhdây sốt rét – Tinospora crispa Miers, thuộc họ Tiết dê – Menispermaceae.

Mô tả cây dây cóc

Dây cóc là loại cây thân quấn, sống dai, dài tới 7m; thân non nhẵn, thân già màu nâu nhạt, thân xù xì như da cóc.

Lá hình trái xoan ngược – dạng tim hay hình thuôn, mọc so le, mép nguyên, dài 8 – 12cm, rộng 5 – 6 cm, có cuống ngắn. Hoa tập hợp thành 1 – 2 chùm, mọc ở nách những lá đã rụng. Quả hình trứng, khi chín có màu vàng rồi đỏ, dài chừng 12 mm, có cơm quả dày, chứa 1 hạt màu đen.

Hình ảnh dây cóc

Phân bố và thu hái dây ký ninh (dây cóc)

Dây cóc có nguồn gốc từ Đông Dương, Ấn Độ, chúng mọc hoang và cũng được trồng bằng những đoạn cành dài 10 – 15 cm cắm nghiêng xuống đất vào mùa xuân, thu. Chúng thường mọc hoang trong rừng nên còn gọi là dây cóc rừng.

Để điều chế thành thuốc thì dùng dây già thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô. Có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống. Khi chế biến, có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu của trẻ em.

Bộ phận dùng của cây dây cóc

Dây – Caulis Tinosporae Crispae.

Để làm thuốc dùng dây già thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn, thái mỏng dùng tươi hay phơi khô. Có thể tán bột, luyện viên cho dễ uống. Khi chế biến, có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu trẻ em.

Thành phần hóa học của vị thuốc dây cóc

Dây thần thông chứa một lượng chất của alcaloid là palmatin có hàm lượng 0,10% trọng lượng khô. Ngoài ra, nó còn chứa một chất đắng có tỷ lệ 0,6 – 0,8% trọng lượng khô. Hoạt chất đắng này là chất heterosid không kết tinh, không hút ẩm, khó thủy phân bởi các acid. Người ta còn goi nó là pecrotetin hay picroretinosid.

Vị thuốc dây cóc

Tính vị của dược liệu dây cóc

Dây cóc rừng có vị rất đắng, tính mát, có tác dụng chống sốt, bổ đắng, hạt nhiệt, làm ra mồ hôi, tiêu đờm, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiêu hóa, lợi tiểu. Đối với lương y Nguyễn An Cư cho rằng, nó còn có công dụng phá huyết thông kinh, trục ứ, trừ thấp nhiệt, tiêu thũng đầy, chữa sốt rét hiệu quả.

Tác dụng dược lý của dây cóc

Theo một số nghiên cứu sinh thì dây cóc có chứa những dược chất:

  • Trong dây này có chứa hất ancaloit berberin, columbine và picroretin có tác dụng chữa tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Ngoài ra, chất ancaloit còn có khả năng giúp giảm đau và gây tê.
  • Thành phần hóa học của dây ký ninh còn chứa các chất chuyển hóa như: Alkaloid, diterpenoid, phenolic, tinocorside, lactone,… có tác dụng ức chế di căm trong những tế bào thần kinh đệm.
  • Chất polysaccharide có khả năng cản trở ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Chiết xuất methanol từ cây giúp gia tăng tế bào bạch cầu và tế bào tủy trong xương; giúp xương chắc khỏe, dẻo dai
  • Dịch ethanol tiết ra trong cây giúp tăng cường sự hoạt động của các chất chống oxy hóa trong cơ thể.

Công dụng của dây cóc là gì?

Trong y học cổ truyền, Dây cóc có khả năng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dây thường dùng trị cảm sốt phát ban sốt rét ho tiêu hoá kém và tiêu mụn nhọt. Có thể dùng ngoài lấy nước sắc rửa mụn lở loét. Lá nghiền nát dùng đắp lên các vết thương và đắp trị ghẻ lở.

Không những vậy, nước sắc dây cóc còn giúp người dùng ổn định đường huyết chữa mất ngủ đau nhức đau vai gấy, hỗ trợ ung thư chống kháng khuẩn, chống oxy hóa… Dây cóc (dây ký ninh) không chứa độc nên đa số các chất trong cây đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta.

Thuốc sắc dây cóc

Dây cóc (dây thần thông) chữa bệnh gì?

Nhờ có chứa những dược chất tốt cho sức khỏe mà vị thuốc này đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài những tác dụng đã nêu trên, thì dây cóc còn có một số các tác dụng khác như:

Cây dây cóc chữa bệnh đái tháo đường

Dịch ethanol có trong cây và cloroform có khả năng hạ glucose, từ đó làm giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, một số chất khác trong cây còn giúp kích thích giải phóng insulin từ tuyến tụy, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Dây cóc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Hãy sử dụng cây dây cóc để giúp điều hòa quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể

Dây ký ninh giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp

Cây thuốc này chứa rất nhiều các hoạt chất có khả năng kháng lại các loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Chất ethanol và methanol là 2 chất dịch tiết ra từ cây có tác dụng ức chế phát triển của các vi khuẩn đường ruột, hô hấp, sốt rét và lao phổi.

Dây cóc rừng có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa ung thư

Chất Polysaccharide trong dây cóc có khả năng ức chế quá trình phát triển và di căn của tế bào ung thư.

Dây cóc trị bệnh viêm loét dạ dày 

Loại dược liệu này có tác dụng ổn định dịch trong màng tế bào, giúp tăng khả năng phòng độc của chức năng gan. Bên cạnh đó, chất dịch tiết ethanol giúp giảm tình trạng viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, dây ký ninh còn có công dụng chống oxy hóa, giảm stress, giảm đau vết thương, giúp hạ sốt và chữa sỏi thận.

day coc la gi

Dây thần thông

Cách dùng dây cóc chữa bệnh

Dây cóc có rất nhiều cách dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau. Sau đây là một số cách dùng dây cóc chữa bệnh theo Đông y:

Cách dùng dây cóc trị đau nhức xương khớp, mất ngủ

– Chuẩn bị: 12g dây ký ninh (dây cóc rừng)

– Cách dùng: Dây ký ninh rửa sạch rồi cho vào ấm hoặc nồi sắc cùng với 1 lít nước trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp. Chia đều thành 3 phần uống trong ngày, dùng ngày 1 thang. Uống liên tục trong vòng nửa tháng sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Cách sử dụng cây dây cóc chữa sốt rét

– Thành phần: dùng rễ và thân dây cóc, củ ấu và gừng khô mỗi loại 5g

– Cách dùng: Cho tất cả dược liệu vào nồi sắc với 500ml nước đến khi cạn còn nửa thì tắt bếp. Chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng bài thuốc này khoảng 2 – 3 ngày tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Ngoài ra, một cách khác để chữa sốt rét là trộn dây ký ninh cùng với vỏ cây tra thỏ và lá xuyên tâm sắc nước uống mỗi ngày.

Cách dùng cây dây cóc chữa viêm loét dạ dày

Dùng 50g dây cóc khô sắc cùng với 1 lít nước trong vòng nửa tiếng, sau đó tắt bếp. Để nguội và uống thay nước lọc hàng ngày khi bụng đói. Dùng trong vòng 1 tháng sẽ thấy những cơn đau dạ dày sẽ không còn nữa. Khi dùng dây cóc chữa dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay, nóng để đạt được hiệu quả cao.

Cách dùng cây dây cóc chữa đau đầu, tức ngực

Dây thần thông có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến hệ thần kinh và tim mạch rất hiệu quả. Do đó, người ta thường dùng dây cóc chữa đau đầu, tức ngực theo liều lượng sau:

– Thành phần: 12g dây cóc rừng khô, 12g muồng trầu, 10g sài hồ, 16g thường sơn, 8g thảo quả, 6g trần bì, 8g bá bệnh và bán hạ chế

– Cách làm: Cho tất cả dược liệu vào nồi sắc với 600ml đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Uống trong khoảng 1 tuần vào buổi sáng, tối mỗi ngày.

 

Cách dùng dây cóc chữa sỏi thận

Cây Dây cóc có khả năng làm tan sỏi thận ở người bệnh trong vòng 1 – 2 tháng sử dụng

– Thành phần: Dây cóc khônhục đậu khấunhọ nồi mỗi loại 100g

– Cách làm: Nghiền 3 dược liệu này cùng với nước thành bột mịn, sau đó vo lại thành viên uống hàng ngày. Mỗi lần dùng 3 – 5 viên, trong khoảng 1 tháng. Có thể kết hợp nhai rễ tươi của cây và ngậm trong miệng để nuốt nước dần để đạt hiệu quả nhanh hơn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng dây cóc chữa bệnh

Day coc mặc dù được sử dụng phổ biến để chữa rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần thận trọng. Trước khi sử dụng, hay áp dụng các bài thuốc có chứa loại thảo dược này cần trao đổi với thầy thuốc hoặc bác sĩ để được tư vấn kỹ càng để tránh càng trường hợp nguy hại không lường trước được.

Mua dây cóc ở đâu?

thuocnam.mws.vn là địa chỉ mua bán day coc khô lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩm day coc tại thuocnam.mws.vn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng dây cóc khô của chúng tôi.

 

Nếu thấy bài viết trên có ích, các bạn hãy chia sẻ trên Facebook cho người thân và bạn bè mình biết nhé. Cảm ơn bạn!

Gửi câu hỏi cần giải đáp: